Trong lĩnh vực Nông nghiệp

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 25 - 26)

4,21 0,81 4,21 2,88 4,26 1,23 8,14 7,27 7,39 1,12 8,13 7,01 9,32 1,47 10,68 9,79 9,78 1,14 Tổng cộng 100 100 100 100 100

Nguồn: Kaneko Yukio (1992), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.19.

Bảng 4 chỉ rõ xu hướng giảm mạnh tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp nhẹ qua các năm. Năm 1951 tỉ trọng ngành công nghiệp nhẹ chiếm 52,25% nhưng đến năm 1970 tỉ trọng của nhóm này giảm mạnh xuống còn 30,31%. Nhóm ngành công nghiệp nặng tăng nhẹ qua các năm từ 1951 đến 1970. Năm 1951 nhóm các ngành công nghiệp nặng chiếm 36,85% và đến năm 1970 nhóm này tăng lên 38,3%. Nhóm 34 ngành công nghiệp cơ khí tăng nhanh qua các năm từ 10,9% năm 1951 và đạt 31,39% năm 1970. Như vậy chính sự công nghiệp hóa của ngành công nghiệp nặng và công nghiệp cơ khí đã là động lực cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

2.2.2. Trong lĩnh vực Nông nghiệp

Tốc độ phát triển nông nghiệp của Nhật Bản cũng tăng nhanh hơn so với các nước tư bản tiên tiến: từ 1950 – 1960, Nhật tăng 3,8%, Pháp 2,8%, Tây Đức 2,4%, Mĩ 1,3%; từ 1960 – 1969: Nhật 3,7%, Pháp 2,3%, Tây Đức 2%, Mĩ 1,3%.

Nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và tăng năng suất. Ngành trồng trọt phát triển cao, chủ yếu là trồng

21

lúa (chiếm 60% diện tích gieo trồng). Nhờ chính sách khuyến khích sản xuất lúa của chính phủ Nhật mà sản lượng lúa của Nhật luôn cao và ổn định: từ 1967 – 1969 đạt 14 triệu tấn/năm. Cuối những năm 1960, Nhật đã đảm bảo được 75% lương thực. Ngành chăn nuôi phát triển nhanh hơn ngành trồng trọt. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa rất phát triển ở vùng Hokkaido và Kagoshima. Mặc dù vậy, chăn nuôi cũng chỉ thỏa mãn được 2/3 nhu cầu tối thiểu trong nước về thịt và sữa.

Nghề đánh bắt và nuôi cá cũng phát triển vào bậc nhất thế giới. Người Nhật dẫn đầu thế giới về tiêu thụ cá tính theo đầu người. Do hiện đại hóa các phương tiện đánh cá nên sản lượng cá hàng năm của Nhật vẫn gấp 2,5 lần so với trước chiến tranh”.

Trong lĩnh vực ngành nông nghiệp Nhật Bản cũng có những bước tiến vượt bậc đáng kinh ngạc nhờ những tiến bộ khoa học đã tích lũy được từ những thập niên trước nay đã được áp dụng vào các nông trại. Vào khoảng cuối thập niên 1950, hết năm này đến năm khác Nhật Bản lập được những kỷ lục mới trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo. Nhật Bản đã đạt đến một trình độ phát triển kỹ thuật cao hơn, biết cách sử dụng tối ưu các phân bón hóa học, các loại thuốc trừ sâu cải tiến và giống lúa tốt hơn.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)