Vai trò quản lí, chính sách cải cách và mở cửa của Nhà nước

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 38 - 39)

Sự hướng dẫn hành chính, việc chế định pháp luật được tiến hành dưới sự lãnh đạo của các cơ quan chức năng, các chỉ thị và thông tư của Bộ. Phạm vi để họ quyết định khá rộng rãi. Trên cơ sở quyền hạn giám sát nói chung các quan chức có thể tham gia ý kiến đến cả những vấn đề không thuộc quyền hạn pháp lệnh. Hoạch định kế hoạch, ngoài việc họ phải lập kế hoạch tổng hợp thì họ còn phải lập kế hoạch dài hạn trong lĩnh vực do bộ mình quản lí. Trong quá trình hoạch định này thường lập ra các cơ quan tư vấn, tập hợp các chuyên gia các xí nghiệp tư nhân đó là cách tập hợp kiến thức và đạt tới sự thỏa thuận.

Để khôi phục và ổn định kinh tế, chính phủ đã phải tiến hành phân phối lương thực, kiểm soát hành chính đối với giá cả, chống nạn đầu cơ, đông lạnh tiền gửi ngân hàng, phát hành trái phiếu chính phủ, tập trung khôi phục kinh tế và phát triển một số ngành ưu tiên như than, thép, điện lực, phân bón, hóa chất…

Nhật Bản xây dựng kế hoạch kinh tế tổng hợp. Đầu tiên là kế hoạch khôi phục nền kinh tế Nhật Bản được xây dựng vào năm 1949. Mục tiêu đạt được là sau 5 năm khôi phục mức sống Nhật Bản phải đạt mức cao. Kế hoạch xây dựng nhằm tranh thủ khoản tiền viện trợ cần thiết của Mĩ. Kế hoạch 5 năm xây dựng nền kinh tế tự lập được

34

soạn thảo dưới thời nội các Hatoyama vào năm 1955. Từ đó cho đến nay Nhật Bản đã thực hiện một kế hoạch kinh tế quan trọng nhất là kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân được nội các Ikeda vạch ra.

Kế hoạch kinh tế đã đóng góp đáng kể cho sự tăng tưởng của Nhật Bản với 3 lí do. Trong các ngành mà Chính phủ trực tiếp thực hiện như các công trình công cộng, kế hoạch kinh tế tổng hợp sẽ trở thành tiêu chuẩn, trên cơ sở đó, các bộ sẽ lập ra kế hoạch cụ thể cho lĩnh vực mà bộ phận mình phụ trách. Hoạt động đầu tư của các xí nghiệp tư nhân phải dựa vào kế hoạch kinh tế tổng hợp để mỗi xí nghiệp lên kế hoạch cho mình tạo ra sự đồng bộ với toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ đã lập ra cơ quan tư vấn kinh tế với sự tham gia của các xí nghiệp, học giả, công đoàn, người tiêu dùng, để xây dựng kế hoạch kinh tế. Thông qua các cuộc thảo luận, Chính phủ sẽ tranh thủ sự đồng tình của nhân dân.

Một phần trong sự phát triển thần kì của Nhật liên quan đến việc thu hẹp công nghệ và tri thức. Ngoài việc thực hiện thành công các chiến lược tăng trưởng thì chinh phủ đã theo đuổi các chính sách tích cực nhằm khuyến khích sản xuất và truyền bá kiến thức, công nghệ, chứ không phải dừng lại ở việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua luật về bản quyền và bằng sáng chế.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 38 - 39)