Trong những năm 60, 70 môi trường thế giới ổn định không có nhiều cuộc chiến tranh lớn diễn ra. Trong khuôn khổ IMF và GATT (hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại) đã tạo ra môi trường quốc thế thuận lợi cho công nghiệp hóa và mở mang thương mại, thể chế mậu dịch tự do là điều kiện rất thuận lợi với Nhật Bản.
Nhật Bản biết tận dụng tốt các mối quan hệ phức tạp trên thế giới để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Trong giai đoạn này quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô căng thẳng. Hai siêu cường thế giới muốn đẩy nhanh ảnh hưởng ra bên ngoài. Đối với Nhật Bản, đây là một thời cơ thuận lợi để cải thiện quan hệ với Mĩ. Nhưng đôi khi sự rối loạn lại có lợi cho Nhật Bản.
Ví như, sau năm 1947 cuộc chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô bắt đầu nổ ra: trong chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ - Liên Xô bắt tay với nhau nhưng chiến tranh vừa mới kết thúc quan hệ hai nước trở nên xấu đi, trong tình hình đó Mĩ nhanh chóng thay đổi chính sách với Nhật Bản. Cụ thể: Mĩ đã cho kế hoạch ban đầu phi quân sự hóa Nhật Bản sang xây dựng một nước Nhật Bản tự lập, biến Nhật Bản thành tuyến đường phát triển của các lực lượng cộng sản ở Châu Á.
Ngày 25-6-1950 quân đội Bắc Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38 tiến vào Nam Triều Tiên bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên. Mĩ đã giúp Hàn Quốc, Liên Hợp Quốc cũng quyết định trừng phạt Bắc Triều Tiên. Nhật Bản đã trở thành căn cứ quân sự của quân đội Mĩ. Trong cuộc chiến tranh đó, Nhật Bản đã thu được nguồn ngoại tệ lớn do Mĩ viện trợ. Ở trong nước, kinh tế phát triển thuận lợi nhờ có những đơn đặt hàng đặc biệt hoạt động đầu tư tiêu thụ cũng sôi nổi hẳn lên.
Như vậy sau chiến tranh với những chiến lược đúng đắn chính phủ Nhật, người dân Nhật đã vực dậy Nhật Bản đưa nước Nhật vươn lên trở thành cường quốc số 2 thế giới về kinh tế. Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản là một tấm gương lớn cho tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam noi theo và học hỏi những kinh nghiệm.