Nguyên nhân cơ bản thứ hai để tạo ra bước nhảy vọt trong nền kinh tế Nhật Bản là vai trò của yếu tố con người Nhật Bản. Họ trân trọng các di sản tinh thần được giữ gìn từ đời xưa. Truyền thống đã được hình thành, ổn định và ngày càng củng cố hơn trên cơ sở kế thừa và không ngừng phát triển. Trân trọng những giái trị văn hóa của quá khứ, người Nhật Bản bảo lưu những tinh hoa của mình đã bám rễ trong cuộc sống. Các truyền thống mang tính chất gia tộc vẫn được duy trì và có ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến ngày nay.
Tính cộng đồng được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ biểu hiện như một triết lí của con người trong lao động và sinh hoạt. Tinh thần cộng đồng thể hiện ở sự bình đẳng, chan hòa giữa mọi người, tinh thần cộng đồng tạo ra một hệ thống trật tự đó là yếu tố quan trọng, tiềm năng to lớn của dân tộc Nhật Bản trong cuộc chạy đua với thời đại để có được vị trí như ngày hôm nay.
Lòng trung thành, người Nhật Bản đề cao lòng trung thành, cổ vũ tinh thần dũng cảm, coi trọng lễ nghĩa, khuyến khích tiết kiệm. Mọi người trung thành với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, dốc lòng, dốc sức nghiên cứu, học tập, lao động để đạt được kết quả cao nhất. Người Nhật luôn chăm chú một ý niệm là tiếp thu được nhiều kiến thức để sau này vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Người lao động cần mẫn với công việc của mình, họ luôn có tinh thần trách nhiệm và tính tự giác cao trong công việc. Chính lực lượng công nhân to lớn giỏi về tay nghề và trung thành tuyệt đối với công việc đã đưa các công ty Nhật Bản lên tầm cỡ thế giới như: Tập đoàn Mitsubishi, Tập đoàn Mizuho, Tập đoàn Sony, Tập đoàn ô tô Toyota, Honda… Lòng trung thành
32
là một trong những truyền thống của người Nhật và điều đó đã được họ phát huy một cách mạnh mẽ trong cuộc sống hằng ngày, trong lĩnh vực sản xuất và góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
Tính hiếu học, đặc tính này được hình thành từ thói quen khi còn rất nhỏ của mỗi cá nhân, hơn nữa lại được khích lệ bằng động cơ phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, xã hội một cách đúng đắng và cao cả cho nên họ càng có ý thức tự trau dồi bản thân và bồi dưỡng kiến thức. Nhật Bản luôn đầu tư cho giáo dục một cách tối đa và tuyệt đối. Do vậy Nhật Bản được mệnh danh là nước đi đầu trong lĩnh vực giáo dục bậc nhất ở Châu Á và không hề thua kém so với các nước Phương Tây khác như: Anh, Pháp, Mỹ, Đức... Một điểm nổi bật hơn nữa là khi Nhật Bản đã biết tận dụng những phương pháp giảng dạy của Phương Tây vào nền giáo dục của chính mình. Giống với các nước Phương Tây, Nhật Bản chú trọng việc giáo dục trẻ em trong những nền tảng kiến thức thực tế, cụ thể hơn là việc chỉ dạy toàn lý thuyết, xa vời với thực tiễn của đời sống.Trường học ngoài việc hướng dẫn những kiến thức và thông tin cơ bản thì song song đó luôn tổ chức các cuộc dã ngoại, vui chơi, khám phá thế giới bên ngoài thay vì ngồi tại lớp xem qua các tranh ảnh hay video do giáo viên cung cấp. Chính những chuyến đi trải nghiệm thực tế như vậy đã giúp các bé có hứng thú hơn với việc học, phát huy tối đa những điểm mạnh cũng như óc sáng tạo của bản thân đồng thời rèn luyện những kỹ năng khác như: tính tự lập, khả năng làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm cao...
Hình 17, 18, 19, 20: Một số hình ảnh về những chuyến dã ngoại, hoạt động ngoại khoá và tiết học ngoài trời của các em học sinh mầm non và tiểu học tại Nhật Bản
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản còn đưa ra những chính sách hỗ trợ và khuyến khích việc học tập nghiên cứu thông qua các xuất học bổng, đầu tư trang thiết bị, cơ
33
sở vật chất hạ tầng tiến tiến. Chính vì vậy Nhật Bản hiện nay luôn là điểm đến lý tưởng cho các đối tượng du học sinh, nghiên cứu sinh như Trung Quốc, Hàn Quốc và trong đó có Việt Nam. Ngày nay ở nhiều ngành, lĩnh vực Nhật Bản đã vượt xa ra nhiều nước trong việc sử dụng tri thức khoa học vào sản xuất và đời sống.
Tính sáng tạo là một phẩm chất gắn liền với người dân Nhật Bản, đức tính này đòi hỏi một cách tư duy tích cực, một óc tưởng tượng phong phú. Nó góp phần làm cho nền kinh tế Nhật phát triển cao hơn. Lòng ham mê lao động, đối với người Nhật lao động vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi không ai thoái thác cho ai. Người Nhật từ xưa đã nhận thức rằng nhờ có lao động mà con người mới tồn tại và phát triển. Bởi vậy, lao động được đánh giá là một tính cách cơ bản của con người chân chính. Tuy
nhiên để có những phẩm chất đó thì lại là một điều hết sức khó khăn và phức tạp. Lòng ham mê lao động đã được dựa trên những cơ sở vững chắc của ý thức, kỉ luật để
phát triển năng lực cá nhân phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Người Nhật có óc thực tế, điều này thể hiện ở việc họ không quan tâm nhiều đến lý thuyết xa vời mà họ tập trung vào sản xuất những gì thiết yếu cho cuộc sống. Người Nhật kiên trì, nhẫn nại nếu đã làm gì thì phải làm đến nơi đến chốn, đã học là học đến cùng, gắn liền với tính kiên trì và kiên cường là ý thức tự chủ. Người Nhật Bản rất nhanh nhạy linh hoạt, do sớm mở cửa quan hệ với phương Tây, tiếp thu truyền thống văn hóa thành thị và thương mại, tiếp thu khoa học kĩ thuật phương Tây. Dựa vào tính linh hoạt nhanh nhạy người Nhật đã nhanh chóng học hỏi, tiếp thu các sáng kiến hay, tìm tòi, cải tiến, nghiên cứu rồi đưa vào sản xuất. Trong nhiều lĩnh vực, người Nhật không phải là người phát minh đầu tiên nhưng họ biết đưa các phát minh lý thuyết thành thực tiễn.