Các công ty, các nhà kinh doanh năng động tích cực

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 40 - 43)

Để giúp nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh, các nhà kinh doanh xí nghiệp đã tỏ rõ năng lực kinh doanh rất năng động và tích cực của mình. Điều này được hình thành mạnh mẽ nhất trong cuộc cải cách: thanh trừng chính trị, giải thể các Zaibatsu, thanh lọc kinh tế, qua đó đã tạo ra lực lượng nhà kinh doanh có tư tưởng kinh doanh năng động, sáng tạo, táo bạo, tích cực trong kinh doanh là nền tảng cho sự tăng tưởng kinh tế Nhật Bản. Dưới tác động của cuộc cải cách kinh tế các tổ chức kinh tế tư nhân Nhật Bản được thành lập khắp nơi với quyết tâm phát triển kinh tế, tổ chức lại các hoạt động kinh tế làm cho cỗ máy kinh tế vận hành.

Những người kinh doanh xí nghiệp ở Nhật Bản sau chiến tranh có thể phân thành 3 loại:

Loại 1: Những nhà kinh doanh trẻ được đề bạt với tư cách là người thay thế các nhà lãnh đạo các xí nghiệp hàng đầu đã bị buộc phải rời khỏi chức vụ theo luật giải tán các tập đoàn quân phiệt. Tiêu biểu là ông Chikara Kurata (hãng chế tạo Hitachi), Kikuo Ssyama (hãng Toyo Rayon).

Loại 2: Những nhà kinh doanh lập nghiệp sau chiến tranh tức là trước chiến tranh chỉ là các xí nghiệp trung tiểu, sau chiến tranh phát triển nhảy vọt. Tiêu biểu là Konosuka Masta (công ty điện Masta Shita), Sazo Idemitsu (Idemitsu Hunsan).

Loại 3: Các nhà doanh nghiệp nổi lên sau chiến tranh. Đại diện là Ohibaka, Akio Morita (Sony) Shoi Chira Honda (hãng nghiên cứu kỹ thuật Honda).

Điều đầu tiên mà các nhà doanh nghiệp đã làm là mạnh dạng chuyển đổi các ngành công nghiệp phù hợp, hòa bình và phục hồi đời sống, xây dựng kinh tế cho nhân dân. Họ có tinh thần đi tiên phong đổi mới kỹ thuật chủ yếu từ Mĩ và phương Tây, để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn, rẽ hơn. Họ còn cải cách đầu tư thiết bị, đó là

36

nguồn gốc sức mạnh chủ yếu để kinh tế Nhật Bản có thể thích ứng được môi trường kinh tế. Đó là phương pháp kinh doanh cải cách mà các nhà kinh doanh trước đó ít thấy.

Sau chiến tranh, sự phục hồi công nghiệp của Nhật Bản cuối cùng đã tìm kiếm thị trường bên ngoài khu vực, các công ty Nhật Bản đã tìm các chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của hầu hết các chế độ hậu thuộc địa, nhất là trong thập niên 60. Sự phân bố tiếp theo đó của các nghành chế tác Nhật Bản ra nước ngoài đã làm cho đồng Yên lên giá vào thập niên 80. Các công ty Nhật Bản ngày càng trở thành một phần trong chiến lược công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu của các nước chính sách vùng Đông, đặc biệt là vùng Đông Nam châu Á. Các công ty tư bản ở Nhật được tổ chức chặt chẽ, biết nắm bắt thị trường đầu tư vào các ngành then chốt: điện tử, cơ khí, hóa chất… có tầm nhìn xa, quản lí nền kinh tế tốt nên có tiềm lực tốt và sư cạnh tranh cao.

Cùng với sự tiếp thu một cách có chọn lọc, loại bỏ những nhược điểm hạn chế và học tập những ưu điểm tích cực từ những thế hệ công ty đi trước. Các chuỗi tập đoàn, công ty, xí nghiệp hiện nay tại Nhật Bản đang ngày càng phát triển vượt bậc hơn. Bằng vốn sức lực và tài năng họ đã đưa thương hiệu Nhật Bản trở thành một trong những thương hiệu uy tín và có mặt rộng rãi khắp nơi trên thế giới ở tất cả các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, tài chính, chế tạo và lắp ráp ô tô, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất đồ da dụng... Một số cái tên có thể kể đến như: Tập đoàn ô tô Toyota, Tập đoàn SoftBank, Tập đoàn Sony, Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ, Tập đoàn Điện thoại Nippon, Tập đoàn Bưu chính Nhật Bản, Tập đoàn Toshiba, Công ty ô tô Honda, Tập đoàn tài chính Mizuho…….

Hình 21: Tập đoàn Toyota - nhà sản xuất ô tô đa quốc giacó trụ sở chính tại Toyota, Achi, Nhật Bản, do ông Toyoda sáng lập

37

Hình 22: Tập đoàn SoftBank - là một công ty viễn thông đa quốc gia có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản do Masayoshi Son sáng lập

Hình 23: Tập đoàn Sony - là một tập đoàn đồ điện tử đa quốc gia trụ sở chính nằm tại Minato, Tokyo, Nhật Bản do Masaru Ibuka và Akio Morita sáng lập

Hình 24: Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ - là tập đoàn tài chính lớn nhất của Nhật Bản và là ngân hàng lớn thứ năm trên thế giới (2016), có trụ sở chính tại thành phố Tokyo, Tokyo, Nhật Bản do Kiyoshi Sono và Nobyuuki Hirano sáng lập

38

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)