Tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 31 - 36)

Chỉ 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các yếu tố chủ yếu trong sản xuất như công cụ lao động, đối tượng lao động, nguồn năng lượng cũng như các mặt kĩ thuật khoa học và tổ chức sản xuất. Đến đầu những năm 70 Nhật Bản đã đạt trình độ cao về tự động hóa, việc sử dụng máy tính điện tử trong một số ngành đã sản xuất và sử dụng được nhiều vật liệu tổng hợp đạt trình độ khá cao về hợp lí hóa sản xuất, áp dụng các phương pháp điện tử học và các phương pháp khác của kĩ thuật học vào sản xuất. Cách mạng khoa học kĩ thuật đã trở thành nhân tố tác động rất mạnh đến tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Nhật Bản đã đi theo một chiến lược khoa học công nghệ với những đặc điểm chủ yếu sau:

Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tập trung vốn cao hơn vào sản xuất lớn, các ngành công nghiệp mới.

Nhật Bản đã nhập kĩ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài. Biện pháp này làm cho Nhật tiếp cận nhanh chóng với khoa học kĩ thuật mà không cần mất nhiều vốn và thời gian nên nâng cao được năng xuất lao động. Từ năm 1950 – 1974 tổng số vụ nhập kĩ thuật của Nhật Bản lên đến 15.289 vụ, trong đó năm 1950 có 27 vụ, 1970 có 1.572 vụ tăng 58 lần và gấp 70% từ Mĩ, hơn 10% từ Đức.

Nhật Bản không sao chép một cách máy móc các công nghệ nhập về mà họ ra sức nổ lực đổi mới, nâng cao và biến chúng thành kĩ thuật riêng. Nhờ có kĩ thuật riêng và phương pháp sản xuất hiện đại nên Nhật Bản đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.Việc nhập khẩu của Nhật Bản thu được hiệu quả cao do đội ngũ công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Nhật Bản còn dựa trên việc nhập khẩu rồi cải tiến phát minh và không ít trường hợp Nhật từ chỗ nhập kĩ thuật vươn lên đứng đầu về kĩ thuật đó. Cùng với đà phát triển vượt bậc trên, Nhật Bản của ngày hôm nay đã ngày càng khẳng định mình trên thị trường thế giới với hàng loạt những phát minh hiện đại phục vụ cho đời sống cũng như trong sản xuất. Nhật Bản hiện nay là một nước đi đầu trong giới công nghệ, với đỉnh cao là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, tập trung thúc đẩy “thông minh hóa”, “hệ thống hóa”, “toàn cầu hóa”, công nghệ số, công nghệ nano và công nghệ môi trường. Không chỉ dừng lại ở đó Nhật

27

Bản hiện đang trên con đường phát triển tới “ Xã hội 5.0” - một xã hội “siêu thông minh” giải quyết các vấn đề xã hội bằng cách kết nối các hệ thống sử dụng công nghệ số làm nền tảng hợp nhất không gian thực và không gian số, cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu của từng cá nhân.

Hình 7: Sơ đồ về việc Nhật Bản bắt đầu xây dựng xã hội 5.0 (Society 5.0)

Chính những vượt trội này của Nhật Bản đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ trước khối óc sáng tạo của con người Nhật Bản. Mọi phát minh của đất nước xứ sở hoa anh đào luôn khiến cả thế giới phải trầm trồ và ngạc nhiên bởi độ tiên tiến vượt bậc, sự bền bỉ và chất lượng cao. Và dưới đây là một số hình ảnh minh hoạ

28

Hình 9: Robot thay thế cho nhân viên quầy lễ tân tại khách sạn

Hình 10: Robot làm thay công việc của điều dưỡng viên

29

Hình 12: Nhật Bản đưa robot vào trong dây chuyền lắp rắp ô tô

Hình 13: Ứng dụng robot vào trong việc canh tác sản xuất nông nghiệp thay vào đó con người chỉ cần đứng từ xa điều khiển

Hình 14: Máy móc được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp giảm sức lao động, tăng năng xuất

30

Do hệ thống giáo dục của Nhật đã tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề thích ứng với khoa học, kĩ thuật hiện đại. Nhật Bản đã phát hiện được trình tự phát triển phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình, bắt đầu từ các ngành công nghiệp cơ bản đến các ngành công nghiệp lắp ráp mới, sự ra đời của ngành hóa dầu đã tạo ra sự chuyển biến lớn. Trung tâm tiến bộ kĩ thuật chuyển từ các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu sang ngành công nghiệp chế biến. Tiến bộ kĩ thuật còn đi vào các ngành, lĩnh vực rộng lớn như ngành xây dựng, giao thông vận tải….kĩ thuật công nghệ xây dựng cũng đã có sự phát triển đáng kể nhờ công nghệ mới. Đặc biệt trong lĩnh vực giao thông Nhật Bản đã cho ra đời tàu Shinkansen tức “ Tân cán tuyến” (có nghĩa là đuờng huyết mạch mới), tàu đã vận dụng những kết quả tiến bộ về máy điện và cơ khí điện tử tiên tiến nhất, chính vì vậy mà tốc độ của tàu Shinkansen đã khiến thế giới ngạc nhiên khi đạt mức 200km/h nhanh hơn rất nhiều lần so với các loại phương tiện khác lúc bấy giờ, đây được xem như là loại tàu nhanh nhất thế giới và là niềm tự hào của đất nước mặt trời mọc. Sau này tàu dần dần được nâng cấp và cải tiến hơn nữa với vận tốc là 250km/h, 270km/h, tiêu biểu là tàu thương mại E5 đạt tốc độ 320km/h, và gần đây nhất là tàu N700S đạt mức 360km/h (vừa được ra mắt năm 2020 để phục vụ cho thế vận hội Olympic Tokyo nhưng đã bị trì hoãn vì đại dịch COVID- 19).

31

Hình 16: Tàu Shinkansen cao tốc thế mới N700S vừa được ra mắt vào tháng 7/2020 trên tuyến Tokaido nối thủ đô Tokyo với các đô thị lớn nằm ở khu vực miền Trung

Nhật Bản như Nagoya và Osaka.

Kết quả ngay trong những thập niên đầu sau chiến tranh, khoa học kỹ thuật Nhật Bản đã đạt được những bước tiến nhảy vọt, trở thành một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản trong những năm 1950- 1970.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)