Chi phí quốc phòng ít

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 39 - 40)

Theo Hiến pháp năm 1946, Nhật Bản tuyên bố từ bỏ chiến tranh. Điều lệ trong Hiến pháp đã hạn chế đến mức thấp nhất chi tiêu cho phòng thủ ở Nhật Bản và sử dụng quốc lực vào mục đích phát triển kinh tế. Trong chiến tranh không chỉ riêng tiền bạc, nhân tài cũng được tổng động viên vào các binh chủng lục, hải, không quân. Trong thời bình được động viên vào các ngành kinh tế. Điều đó cũng được coi là sự đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế.

Tỉ lệ cho ngân sách phòng thủ trong tổng sản phẩm quốc dân từ 3,3% năm 1950 xuống còn 1%/1960. Sau đó, việc có nên duy trì ngân sách phòng thủ ở mức 1% tổng sản phẩm hay không luôn là vấn đề tranh cãi về chính trị. Cho đến năm 1988, chi phí cho phòng thủ trên thức tế vẫn duy trì trong khoảng 1% tổng sản phẩm quốc dân.

Sau chiến tranh thế giới 2, thì Nhật hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị, quân sự. Ngày 8/9/1951, Hiệp ước an ninh Nhật - Mĩ được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ Nhật - Mĩ. Theo đó Nhật Bản chấp nhận ô bảo vệ hạt nhân của Mĩ và để cho Mĩ xây đựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật. Hướng phát triển quân đội Nhật Bản chủ yếu tập trung vào giảm số lượng nhưng tăng chất lượng, trang thiết bị, tăng khả năng cơ động, mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Tăng cường hợp tác với Mĩ, đồng thời đẩy nhanh các biện pháp củng cố an ninh, phòng ngừa, công khai về quốc phòng qua các hoạt động, diễn đàn chung về an ninh, giải trừ quân bị. Trao đổi quân sự với các nước trong và ngoài khu vực.

Vào đầu những năm 50, Mĩ can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương nên đã đặt hàng quân sự và vũ khí chiến tranh tại Nhật. Những đơn đặt hàng ấy được coi như những ngọn gió thần thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển. Nhật

35

biết tận dụng những yếu tố bên ngoài nhất là các nguồn viện trợ từ Mĩ sau chiến tranh, dựa vào Mĩ về mặt quân sự để chi phí cho giảm quốc phòng, khôi phục và phát triển kinh tế.

Sau ba năm chiếm đóng, kiểm soát Nhật Bản vào tháng 10-1948 Mĩ chuyển giao quyền quản lí kinh tế - xã hội cho chính phủ Nhật Bản. Bắt đầu từ đây mối quan hệ kinh tế Mĩ - Nhật đã được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Việc thực hiện đường lối chính sách của Joseph Dodge đã giúp Nhật Bản ổn định nền tài chính tiền tệ. Mối quan hệ Nhật - Mĩ ngày càng thân thiết và hai nước trở thành bạn hàng của nhau sau hiệp ước hoà bình San Francisco kí vào năm 1951.

Trong khi chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, chính phủ Mĩ đã có hàng loạt đơn đặt hàng với các công ty của Nhật Bản về vũ khí và các quân dụng khác. Do vậy từ năm 1950 đến 1969, trong 19 năm Nhật Bản đã thu được 10,2 tỉ USD do đơn đặt hàng của Mĩ. Trong khi đó, cơ cấu ngoại thương của Nhật Bản thời kì này có tới 34% tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Mĩ và 30% giá trị hàng nhập khẩu của Nhật là từ thị trường Mĩ. Có thể nói nhu cầu về hàng hóa của Mĩ cho các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam là hai “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)