Trong lĩnh vực Thương nghiệp – Dịch vụ

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 26 - 27)

Cũng phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn này. Trong vòng 21 năm (1950 – 1971), kim ngạch xuất nhập 35 khẩu của Nhật tăng 25 lần: từ 1,7 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD; trong đó xuất khẩu tăng 30 lần từ 0,8 tỷ USD lên 24 tỷ USD, nhập khẩu tăng 21 lần: từ 0,9 tỷ USD lên 19,6 tỷ USD. Vào những năm 1970, bạn hàng thương mại lớn nhất của Nhật Bản về xuất khẩu: Mĩ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Myanmar, Trung Quốc và về nhập khẩu: Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Kuwait, Malaysia, Peru và Thái Lan. Sự phát triển nhanh một số ngành kinh tế đã làm thay đổi nhanh cơ cấu ngành sản xuất của Nhật Bản. Tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm đi đáng kể, các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh.

Bảng 5. Bảng cơ cấu các ngành sản xuất của Nhật Bản năm 1952 và 1968

BẢNG CƠ CẤU NGÀNH SẢN XUẤT (%) Ngành Năm 1952 Năm 1968

Nông, lâm, ngư nghiệp 22,6 9,9 Công nghiệp, xây dựng 31,3 38,6

Thương mại, dịch vụ 46,1 51,5

Nguồn: Kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, 1992, tr. 17.

Trong cán cân thương mại quốc tế, Nhật là nước xuất siêu. Nhờ thặng dư lớn trong cán cân thanh toán, Nhật Bản đã thu về cho mình số lượng vàng và ngoại tệ lớn: dự trữ ngoại tệ của Nhật tăng nhanh từ 930 triệu USD năm 1951 lên 12,1 tỷ USD năm 1973, biến Nhật Bản từ một nước phải đi vay nợ trở thành chủ nợ. Với việc tập trung

22

ngân hàng lớn và chứng khoán ở Tokyo biến thành phố này trở thành một trong ba trung tâm tài chính – tiền tệ của thế giới.

Trong thời kì này Nhật Bản tiếp tục phát huy sức mạnh của một nước chuyên chế biến hàng xuất khẩu bằng nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Từ cuối những năm 50, nguyên liệu nhập chiếm khoảng 50% tổng lượng hàng nhập khẩu. Nếu kể cả lương thực và hàng sơ chế thì tỉ lệ chiếm tới 80%, chỉ có 20% là hàng công nghiệp. Năm 1955, 80% giá trị hàng xuất khẩu là hàng công nghiệp, con số này lên đến 95% vào đầu những năm 1970. Từ đó có thể thấy Nhật Bản là một nước nhập siêu.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)