Giao thông vận tải

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 27)

Giao thông vận tải phát triển nhất là phương tiện vận chuyển tăng nhanh. Đến đầu thập kỷ 70, Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển. Nhật Bản cho ra đời tàu hỏa Shinkansen, trong đó vận dụng những kết quả tiến bộ về máy điện và cơ khí điện tử. Dự án khởi công vào tháng 4 - 1959 và hoàn tất vào tháng 7/1964. Tuyến đường Shinkansen đầu tiên bắt đầu hoạt động ngày 1 – 10 - 1964. Với 60 chuyến mỗi ngày, mỗi tàu có 12 toa. Tổng chi phí xây dựng là 1 tỉ đôla, gấp đôi dự án ban đầu.

Cùng với việc xây dựng các con đường cao tốc, ý nghĩa của vận tải đường bộ ở Nhật Bản đã thay đổi. Trong điểm của vận tải đường bộ là đường sắt. Mặc dù đã có một công ty vận tải đường bộ lớn gọi là Nippon Express, song kinh doanh của nó là chuyên chở quy mô nhỏ các hàng hóa từ các ga đường sắt đến tay người tiêu dùng. Tuy vậy, khi các đường sắt cao tốc được hoàn thành người ta đã có thể sử dụng các xe tải lớn để chở hàng trực tiếp từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đây được gọi là công ty vận tải Seino là công ty đầu tiên. Chỉ trong thời gian ngắn việc vận tải hàng hóa bằng đường sắt đã bắt đầu được thay thế bằng các xe tải lớn. Trước khi người ta hiểu được điều đó, thì lượng hàng hóa được chuyên chở bằng xe tải đã lớn hơn lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường sắt. Các tàu thép nhỏ khoảng 500 đến 1000 tấn, được đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đã chạy ven các bờ biển Nhật Bản, nhưng cùng với sự xuất hiện của thời kì tăng trưởng nhanh, việc vận tải hàng hóa trong nước đã tăng lên, do vậy có nhu cầu rất cao đối với các tàu chạy ven biển này. Khi việc hàn bằng hồ quang đã được ứng dụng thành công vào ngành công nghiệp đóng tàu, thì việc đóng các tàu mới đã trở nên dễ hơn nhiều. Các công ty đóng tàu đã bắt đầu một cách thức gọi là đóng tàu bãi biển, đặt các bộ phận của con tàu lên đường ray và hàn các bộ phận này lại với nhau. Kỉ nguyên tăng trưởng nhanh chóng không chỉ có liên quan đến các ngành công nghiệp nặng và các công ty đó.

23

Hình 5, 6: Ngành công nghiệp đóng tàu ở Nhật Bản 2.2.5. Trong lĩnh vực Khoa học - kĩ thuật

Nhật Bản đã nhận thức rõ rằng khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại tiên tiến là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển, càng đặc biệt có ý nghĩa quyết định đối với Nhật Bản vốn không có thế mạnh về lãnh thổ, tài nguyên như Mĩ, Nga, Trung Quốc… Ý thức được điều này, Nhật Bản hết sức coi trọng giáo dục và đầu tư phát triển cho khoa học – kĩ thuật. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhận thức rõ, chỉ bằng công nghệ cao, Nhật Bản mới tạo ra sự phát triển có tính đột phá về kinh tế được. Đương thời, trong lĩnh vực công nghệ cao, Nhật Bản còn lạc hậu hơn so với Mỹ và một số nước Tây Âu. Phát huy tinh thần học tập phương Tây có từ thời Minh Trị, chính phủ và các tập đoàn công nghiệp Nhật Bản đã quyết định chi một khoản tiền lớn mua lại các phát minh sáng chế khoa học kỹ thuật phương Tây, nhanh chóng đổi mới, cách tân công nghệ cho nền công nghệ đất nước. Tận dụng “ưu thế”của người đi sau, một mặt, Nhật Bản nhanh chóng nắm bắt những thành tựu kĩ thuật của Mĩ và Tây Âu, đổi mới công nghệ đất nước, mặt khác, phát triển các ngành mũi nhọn, đi tắt, đón đầu, tạo nên bước đột phá về khoa học công nghệ. Nhật Bản tăng cường đầu tư cho nhập khẩu kỹ thuật. Từ năm 1950 – 1974, Nhật Bản đã tiến hành 15.289 hợp đồng nhập khẩu kỹ thuật, trong đó gần 70% là của Mĩ, hơn 10% của Tây Đức, Nhật Bản cũng rất tích cực trong việc mua các bằng phát minh, sáng chế của nước ngoài. Từ năm 1950 – 1969 Nhật đã nhập tất cả 11.606 bằng phát minh, trong đó 60% là của Mĩ, 11% của Tây Đức.

Nhật cũng rất quan tâm đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D). Kinh phí nghiên cứu phát triển ở Nhật từ 40,1 tỷ yên vào 1955 (0,48% thu nhập quốc dân) đã tăng lên tới 1.200 tỷ yên vào năm 1970 (1,96% thu nhập quốc dân), tức là tăng gần 30 lần trong 15 năm. Nếu năm 1955 mới chỉ có 1.145 phòng thí nghiệm tham gia nghiên cứu khoa học và kĩ thuật (640 của các công ty, 279 của các trường đại học, 526 phòng thí nghiệm quốc gia); thì đến năm 1970 số phòng thí nghiệm đã tăng lên 12.594, gấp 9 lần trong 15 năm. Số các nhà khoa học và chuyên gia tham gia nhà nghiên cứu cũng tăng lên đáng kể từ 133.000 người năm 1955 lên tới 419.000 người năm 1970.

Nhờ nhập khẩu những thiết bị của nước ngoài nên kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, đã đẩy mạnh tốc độ phát triển hàng loạt những ngành công nghiệp mới,

24

làm cho cơ cấu công nghiệp thay đổi sâu sắc theo chiều hướng có lợi cho việc nâng nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Trong thời gian năm 1960 đến 1968 38 giá trị xuất xưởng của công nghiệp chế biến nói chung tăng 260%, nhưng riêng công nghiệp điện tử và hóa dầu tăng 3,4 lần, chế tạo máy tăng 3,8 lần. Việc nhập khẩu kĩ thuật còn giúp Nhật Bản nhanh chóng nâng cao năng suất lao động xã hội. Theo các nhà kinh tế Nhật Bản, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm từ 1955 đến năm 1966 ở Nhật Bản là 9,4%. Trong đó, do hiện đại hóa thiết bị: 5,2% (56% tổng tăng), do áp dụng phương pháp sản xuất mới: 4,1% (14% tổng số tăng).

Nghiên cứu khoa học – kĩ thuật và công nghệ của Nhật chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghệ dân dụng và công nghệ mũi nhọn như xây dựng cầu, đường, sản xuất ô tô, xe máy, rô bốt, điện máy dân dụng (tivi, tủ lạnh, điều hòa…), hóa chất… và đạt được những thành tựu to lớn. Nhật Bản có thể đóng được tàu chở dầu một triệu tấn, xây dựng những công trình thế kỉ (đường ngầm dài 53,8 km dưới biển nối dài hai đảo Honsu và Shikoku, cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Shikoku và Honsu, hệ thống tàu điện ngầm, các thành phố và sân bay trên mặt biển…). Nhật Bản đã thực hiện hệ dự án khoa học - kĩ thuật với quy mô lớn, năng lượng hạt nhân, phát triển hàng không, chinh phục vũ trụ, nghiên cứu biển, chất siêu dẫn, tàu siêu tốc, máy tính, xây dựng mạng lưới thông tin sợi quang.

Sư cải tiến trong kĩ thuật đã được kế hoạch hóa chặt chẽ diễn ra trong thời kì này. Thứ nhất, việc áp dụng các phương pháp hồ quang vào ngành đóng tàu đã tạo ra những thay đổi quang trọng cho ngành công nghiệp này. Trước đây, các con tàu được đóng bằng cách đặt các tấm thép chồng lên nhau, đục lỗ và bắt các đinh vít xiên qua nó. Các phương pháp hàn hồ quan mới được áp dụng và đã được sử dụng rộng rãi vì chúng hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến độ bền, do vậy hợp lí hóa các quy trình sản xuất và giảm bớt được giá thành. Cuối cùng, việc đóng tàu thành từng khối cũng đã được phát triển trong đó các phần của một con tàu trước hết sẽ được hàn trong một nhà máy và sau đó sẽ được lắp ráp trong một cầu tàu khô và đó là một phương pháp tạo hiệu quả khá lớn. Ngành công nghiệp đóng tàu đã được phục hồi nhanh chóng vào năm 1956, Nhật Bản đã dẫn đầu thế giới về trọng tải đóng tàu và xuất khẩu.

Tóm lại sau hơn 20 năm, một khoảng thời gian ngắn ngủi so với lịch sử, Nhật Bản đã vươn mình từ đống tro tàn sau chiến tranh thành một siêu cường kinh tế thế giới. Và đã làm cho thế giới từ kinh ngạc, nể trọng, ngưỡng mộ và có cả ghen tị bởi vì thời bấy giờ chỉ có Nhật Bản là cường quốc kinh tế ngoài Âu – Mĩ. Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản đã có những bước phát triển nhanh. Từ năm 1952 đến năm 1958, tổng sản phẩm quốc gia bình quân (GNP) bình quân hàng năm tăng 6,9% và năm 1959 là hơn 10%, từ 1959 đến năm 1969 GNP bình quân hàng năm của Nhật Bản tăng 10,8% (so với Cộng hòa Liên bang Đức là 4,6%, Mĩ là 4,3%) với tỉ lệ GNP cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác, thế giới mới là kinh ngạc và gọi đó là “sự thần kì” về kinh tế của Nhật Bản. Năm 1950 GNP Nhật mới chỉ đạt 20 tỉ USD (bằng 1/3 Anh, 1/2 Pháp, 1/7 Mĩ), thì năm 1968 đã vượt các nước Tây Âu, chỉ sau Mĩ

25

với 183 tỉ USD (trong đó Mĩ 830 tỉ USD, Cộng hòa Liên bang Đức 132 tỉ USD, Anh 120 tỉ USD, Pháp 118 tỉ USD). Năm 1968, 100 năm sau khi duy tân Minh Trị, nền kinh tế Nhật Bản đã lần lượt vượt qua Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Canada để vươn đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).

26

CHƯƠNG 3

NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1. Nguyên nhân phát triển nền kinh tế của Nhật Bản

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã phải chịu nhiều tổn thất nặng nề, nhiều nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá, hàng triệu người chết, đất nước hoang tàn mất

hết thuộc địa và mất quyền độc lập quốc gia. Tuy vậy chỉ hai mươi năm sau chiến tranh Nhật Bản đã vươn mình trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển của thế giới, dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản trong giai đoạn sau chiến tranh.

3.1.1. Tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật

Chỉ 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các yếu tố chủ yếu trong sản xuất như công cụ lao động, đối tượng lao động, nguồn năng lượng cũng như các mặt kĩ thuật khoa học và tổ chức sản xuất. Đến đầu những năm 70 Nhật Bản đã đạt trình độ cao về tự động hóa, việc sử dụng máy tính điện tử trong một số ngành đã sản xuất và sử dụng được nhiều vật liệu tổng hợp đạt trình độ khá cao về hợp lí hóa sản xuất, áp dụng các phương pháp điện tử học và các phương pháp khác của kĩ thuật học vào sản xuất. Cách mạng khoa học kĩ thuật đã trở thành nhân tố tác động rất mạnh đến tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Nhật Bản đã đi theo một chiến lược khoa học công nghệ với những đặc điểm chủ yếu sau:

Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tập trung vốn cao hơn vào sản xuất lớn, các ngành công nghiệp mới.

Nhật Bản đã nhập kĩ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài. Biện pháp này làm cho Nhật tiếp cận nhanh chóng với khoa học kĩ thuật mà không cần mất nhiều vốn và thời gian nên nâng cao được năng xuất lao động. Từ năm 1950 – 1974 tổng số vụ nhập kĩ thuật của Nhật Bản lên đến 15.289 vụ, trong đó năm 1950 có 27 vụ, 1970 có 1.572 vụ tăng 58 lần và gấp 70% từ Mĩ, hơn 10% từ Đức.

Nhật Bản không sao chép một cách máy móc các công nghệ nhập về mà họ ra sức nổ lực đổi mới, nâng cao và biến chúng thành kĩ thuật riêng. Nhờ có kĩ thuật riêng và phương pháp sản xuất hiện đại nên Nhật Bản đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.Việc nhập khẩu của Nhật Bản thu được hiệu quả cao do đội ngũ công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Nhật Bản còn dựa trên việc nhập khẩu rồi cải tiến phát minh và không ít trường hợp Nhật từ chỗ nhập kĩ thuật vươn lên đứng đầu về kĩ thuật đó. Cùng với đà phát triển vượt bậc trên, Nhật Bản của ngày hôm nay đã ngày càng khẳng định mình trên thị trường thế giới với hàng loạt những phát minh hiện đại phục vụ cho đời sống cũng như trong sản xuất. Nhật Bản hiện nay là một nước đi đầu trong giới công nghệ, với đỉnh cao là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, tập trung thúc đẩy “thông minh hóa”, “hệ thống hóa”, “toàn cầu hóa”, công nghệ số, công nghệ nano và công nghệ môi trường. Không chỉ dừng lại ở đó Nhật

27

Bản hiện đang trên con đường phát triển tới “ Xã hội 5.0” - một xã hội “siêu thông minh” giải quyết các vấn đề xã hội bằng cách kết nối các hệ thống sử dụng công nghệ số làm nền tảng hợp nhất không gian thực và không gian số, cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu của từng cá nhân.

Hình 7: Sơ đồ về việc Nhật Bản bắt đầu xây dựng xã hội 5.0 (Society 5.0)

Chính những vượt trội này của Nhật Bản đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ trước khối óc sáng tạo của con người Nhật Bản. Mọi phát minh của đất nước xứ sở hoa anh đào luôn khiến cả thế giới phải trầm trồ và ngạc nhiên bởi độ tiên tiến vượt bậc, sự bền bỉ và chất lượng cao. Và dưới đây là một số hình ảnh minh hoạ

28

Hình 9: Robot thay thế cho nhân viên quầy lễ tân tại khách sạn

Hình 10: Robot làm thay công việc của điều dưỡng viên

29

Hình 12: Nhật Bản đưa robot vào trong dây chuyền lắp rắp ô tô

Hình 13: Ứng dụng robot vào trong việc canh tác sản xuất nông nghiệp thay vào đó con người chỉ cần đứng từ xa điều khiển

Hình 14: Máy móc được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp giảm sức lao động, tăng năng xuất

30

Do hệ thống giáo dục của Nhật đã tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề thích ứng với khoa học, kĩ thuật hiện đại. Nhật Bản đã phát hiện được trình tự phát triển phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình, bắt đầu từ các ngành công nghiệp cơ bản đến các ngành công nghiệp lắp ráp mới, sự ra đời của ngành hóa dầu đã tạo ra sự chuyển biến lớn. Trung tâm tiến bộ kĩ thuật chuyển từ các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu sang ngành công nghiệp chế biến. Tiến bộ kĩ thuật còn đi vào các ngành, lĩnh vực rộng lớn như ngành xây dựng, giao thông vận tải….kĩ thuật công nghệ xây dựng cũng đã có sự phát triển đáng kể nhờ công nghệ mới. Đặc biệt trong lĩnh vực giao thông Nhật Bản đã cho ra đời tàu Shinkansen tức “ Tân cán tuyến” (có nghĩa là đuờng huyết mạch mới), tàu đã vận dụng những kết quả tiến bộ về máy điện và cơ khí điện tử tiên tiến nhất, chính vì vậy mà tốc độ của tàu Shinkansen đã khiến thế giới ngạc nhiên khi đạt mức 200km/h nhanh hơn rất nhiều lần so với các loại phương tiện khác lúc bấy giờ, đây được xem như là loại tàu nhanh nhất thế giới và là niềm tự hào của đất nước mặt trời mọc. Sau này tàu dần dần được nâng cấp và cải tiến hơn nữa với vận tốc là 250km/h, 270km/h, tiêu biểu là tàu thương mại E5 đạt tốc độ 320km/h, và gần đây nhất là tàu N700S đạt mức 360km/h (vừa được ra mắt năm 2020 để phục vụ cho thế vận hội Olympic Tokyo nhưng đã bị trì hoãn vì đại dịch COVID- 19).

31

Hình 16: Tàu Shinkansen cao tốc thế mới N700S vừa được ra mắt vào tháng 7/2020 trên tuyến Tokaido nối thủ đô Tokyo với các đô thị lớn nằm ở khu vực miền Trung

Nhật Bản như Nagoya và Osaka.

Kết quả ngay trong những thập niên đầu sau chiến tranh, khoa học kỹ thuật Nhật Bản đã đạt được những bước tiến nhảy vọt, trở thành một trong những nhân tố quan

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KÌ” CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 1973) (Trang 27)