Sử dụng một số trò chơi cơ bản trong giờ Tập đọc

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đề xuất biện pháp dạy Tập đọc cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thị Trấn Thuận Châu Sơn La (Trang 45 - 50)

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THUẬN CHÂU SƠN LA

2.4.3. Sử dụng một số trò chơi cơ bản trong giờ Tập đọc

Trong giờ Tập đọc lớp 4, trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc, đọc diễn cảm (hoặc đọc thuộc lòng) hay trong khi củng cố bài học. Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, GV lựa chọn trò chơi học tập thích hợp để tổ chức cho HS tham gia, chẳng hạn như: thi đọc nối tiếp từng đoạn, đọc “truyền điện”, thi tìm nhanh- đọc đúng, nhìn một từ đọc cả câu, nghe đọc đoạn đoán tên bài,…

Ở đề tài này, chúng tôi xin giới thiệu một số trò chơi cơ bản, dễ sử dụng để tăng tính hiệu quả trong giờ học Tập đọc.

1) Trò chơi: Sắm vai “Trong khu vườn kì diệu” * Mục tiêu:

- Dùng khi thi đọc diễn cảm màn 2 của vở kịch “Ở vương quốc tương lai” (Tập đọc - tuần 7).

- Giúp HS thi đọc diễn cảm theo đúng vai của mình. * Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị một tờ giấy Ao đã viết sẵn màn 2 của vở kịch “Ở vương quốc tương lai”.

* Cách tiến hành:

- GV là người điều khiển của cuộc thi, cử ra một ban giám khảo 3- 4 HS để nhận xét, đánh giá kết quả.

GV chia lớp làm 3 đội, mỗi đội cử ra 5 bạn tham gia thi sắm vai đóng kịch.

- Từng đội tham gia thi đọc diễn cảm, mỗi HS sẽ sắm 1 vai gồm: Tin-tin, Mi-tin, Em bé cầm nho, Em bé cầm táo, Em bé có dưa.

- Sau khi các đội thi xong, nhóm giám khảo nhận xét, đánh giá và cho điểm các đội.

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. - GV củng cố bài học.

2) Trò chơi: Hái hoa luyện đọc. * Mục tiêu:

- Ôn luyện các bài tập đọc (hoặc học thuộc lòng) trong các tiết ôn tập giữa kì, cuối kì.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm một đoạn trong bài tập đọc đã học (hoặc học thuộc lòng).

* Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị một cây xanh có gắn các bông hoa bằng giấy. Mỗi bông hoa đính một phiếu ghi tên bài tập đọc (hoặc học thuộc lòng) đã học kèm đoạn văn (khổ thơ) cần thi đọc diễn cảm

- Từng học sinh xung phong lên hái hoa- xem phiếu để thi đọc diễn cảm (hoặc đọc thuộc lòng) theo yêu cầu đã ghi trên phiếu.

- HS đọc xong, GV nhận xét, đánh giá và cho điểm theo thang điểm A,B,C. - Tùy thời gian, GV có thể mời 7-8 HSTHam gia “hái hoa”. Kết quả xếp loại của từng học sinh được ghi trên bảng. Sau đó GV và HS cả lớp nhận xét, bình chọn HS đọc tốt nhất và tuyên dương (có thể trao giải nếu GV chuẩn bị trước).

- GV củng cố trò chơi. 3) Trò chơi: Đọc “truyền điện”.

* Mục tiêu:

- Dùng khi cho HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Giúp HS đọc thuộc lòng bài thơ nhanh hơn.

* Chuẩn bị:

GV chia lớp làm 2 đội, GV là người điều khiển cuộc chơi.

* Cách tiến hành:

- GV ra luật chơi: Mỗi đội sẽ thi đọc thuộc lòng bài thơ Chợ tết dưới hình thức: Mỗi thành viên của đội sẽ đọc 1 câu thơ sau đó “xì điện” cho người khác đọc tiếp. Thành viên nào không đọc được phải “xì điện” cho người khác đọc thay nhưng sẽ bị trừ điểm của đội. Hết lượt thi, đội nào đọc tốt hơn sẽ thắng cuộc.

- GV cho 2 đội bốc thăm thứ tự thi đọc.

- Hai đội tiến hành thi đọc, GV điều khiển và là trọng tài. - GV nhận xét, cộng điểm và tuyên dương đội thắng cuộc.

(Bài: Chợ tết – Đoàn văn Cừ, Tập đọc- tuần 22) 4) Trò chơi: Tóm tắt bài đọc.

* Mục tiêu:

- Rèn kĩ năng tóm tắt bài văn cho HS.

- Giúp HS nhận ra vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả Xuân Diệu.

* Chuẩn bị:

- 4 bảng phụ và 1 phiếu học tập lớn có ghi sẵn đề bài: Hãy tóm tắt bài văn bằng 3 câu nêu bật được vẻ đẹp của hoa phượng.

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp làm 4 đội, các thành viên của mỗi đội sẽ hội ý tìm cách tóm tắt bài văn và viết vào bảng phụ, đội nào tóm tắt đúng và hay sẽ thắng cuộc.

- Cho các đội thi trong 3 phút.

- Các đội trình bày và báo cáo kết quả. - GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

Đáp án:

- Câu 1: Hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời, trông như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

- Câu 2: Hoa phượng nở gợi cảm giác vừa buồn, vừa vui: Buồn vì sắp hết một năm học, vui vì sắp được nghỉ hè.

- Câu 3: Hè đến, màu phượng mạnh mẽ hòa với mặt trời chói lọi làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

(Bài: Hoa học trò – Xuân Diệu, Tập đọc - tuần 23) 5) Trò chơi: Tìm nhanh - nối đúng.

* Mục tiêu:

- Giúp HS nhận rõ tài năng của 4 nhân vật chính trong câu chuyện “Bốn anh tài”, tinh thần đoàn kết chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.

- Rèn cho HS kĩ năng tìm nhanh - nối đúng.

* Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài tập đọc Bốn anh tài.

- Phiếu học tập có kẻ sẵn các ô chữ như dưới đây: Nhân vật

Cẩu Khây Móng tay đục máng

Nắm tay đóng cọc Lấy tai tát nước

Hành động

Đóng cọc be bờ ngăn nước lũ Tát nước ầm ầm qua núi cao Nhổ cây bên đường quật túi bụi Ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn lên thi nối các ô chữ, đội nào nối đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.

- Các đội tham gia thi nối ô chữ.

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

Đáp án

(Bài: Bốn anh tài - truyện cổ dân tộc Tày, Tập đọc - tuần 20)

Sử dụng trò chơi trong dạy học Tập đọc là một hình thức, một phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, nhanh nhẹn ở HS. Đồng thời, trò chơi cũng góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện thể chất, tư thế, tác phong giúp các em phát triển toàn diện. Tùy từng bài học, GV có

Nhân vật Cẩu Khây Móng tay đục máng

Nắm tay đóng cọc Lấy tai tát nước

Hành động

Đóng cọc be bờ ngăn nước lũ Tát nước ầm ầm qua núi cao Nhổ cây bên đường quật túi bụi Ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi

thể vận dụng linh hoạt trò chơi một cách hợp lí, không nên lạm dụng trò chơi quá nhiều sẽ dẫn đến phản tác dụng, HS sẽ bị phân tán tư tưởng, chỉ chú ý đến chơi mà không tập trung vào học tập. Kết hợp hài hòa giữa học và chơi tức là GV đã tạo được hứng thú học tập cho HS, đảm bảo hiệu quả học tập mà giờ học lại sinh động.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đề xuất biện pháp dạy Tập đọc cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thị Trấn Thuận Châu Sơn La (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w