Phân tích rủi ro và dự báo tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại tổng công ty viglacera (Trang 35 - 40)

6. Kết cấu luận văn

1.4.5. Phân tích rủi ro và dự báo tài chính

1.4.5.1. Ỷ nghĩa phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính

Rủi ro tài chính là sự bất trắc, có thể gây ra những tổn thất, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời của doanh nghiệp. Những rủi ro này gắn liền với hoạt động tài chính và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp, hay gắn liền với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

Phân tích rủi ro tài chính giúp nắm bắt, đo lường và dự báo được rủi ro, trên cơ sở đó có biện pháp quản lý rủi ro, hạn chế thấp nhất những thiệt hại, tổn thất nếu rủi ro xảy ra.

Dự báo nhu cầu tài chính là ước tính về cầu tài chính trong tương lai gần, giúp đánh giá tiềm lực tài chính, có kế hoạch tố chức huy động vốn phù hợp nhàm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

1.4.5.2. Nhận diện rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp không đạt được các mục tiêu về: Huy động vốn (quy mô, cơ cấu và chi phí vốn); về khả năng tự tài trợ; về khả năng thanh toán; về bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu; về hiệu suất hoạt động và khả năng sinh lời, rủi ro gặp nguy cơ phá sản

Công ty cân năm được các tình huông có thê gặp rủi ro như: huy động nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao trong khi hoạt động kinh doanh không có lợi nhuận... Nhà phân tích sẽ kết hợp với các chỉ tiêu tài chính khác trong quá trình phân tích để nhận diện các nguy cơ RRTC, từ đó có những biện pháp giảm thiểu rủi ro.

1.4.5.3. Dự báo nhu cầu tài chính

Dự báo tài chính là việc dự báo các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp cho một giai đoạn nhất định trong tương lai ( như các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch dòng tiền...), từ đó giúp nhà quản trị có giải pháp kịp thời đâm bảo đú nguồn tài chính cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai, kiểm soát được dòng tiền, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Từ đó có khả năng thu hút các nhà đầu tư góp vốn, các ngân hàng tài trợ vốn....

Quy mô hoạt động của doanh nghiệp sẽ quyết định lượng vốn mà doanh nghiệp cần có để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Doanh thu thuần là một trong các chỉ tiêu biểu hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp.Quy mô hoạt động càng rộng, nhu cầu về vốn càng cao. Do đó, nhu cầu về vốn cũng thay đổi khi doanh thu thay đổi. Do đó, dự báo nhu cầu tài chính chính là dự báo các chỉ tiêu tài chính và là cơ sở cho việc lập kế hoạch• < * JL * tài chính.

Đe dự báo các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp, trước hết cần chọn các khoản mục trên các báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kể toán) có khả năng thay đổi khi doanh thu thuần thay đổi. Trình tự lập dự báo sẽ tiến hành gồm các bước như sau:

Bước 1: Phân loại nhóm chỉ tiêu dựa vào mối quan hệ giữa các chỉ tiêu

trên từng báo cáo tài chính với doanh thu thuần:

- Nhóm 1: Những chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần và thường chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần như: Tổng doanh

thu bán hàng và cung câp dịch vụ, các khoản ghi giảm doanh thu, giá vôn

hàng bán, chi phí bán hàng... hoặc các chỉ tiêu trên Báng cân đối kế toán như: Tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu của khách hàng, các khoản trả trước cho người bán, thuế GTGT được khấu trừ, hàng tồn kho, khoản phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước; thuế và các khoản phải nộp nhà

nước; các khoản phải trả người lao động...

- Nhóm 2: Những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đối hoặc những chỉ tiêu được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu nhóm 1: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế...

Bước 2: Xác định trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1, nhóm 2 y

- Đối với các chỉ tiêu nhóm 1 việc dự báo dựa vào phương pháp tỷ lệ

(%) trên Doanh thu. Các nhà dự báo sẽ lấy trị số năm trước (với các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) hoặc trị số cuối năm trước (với các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán) của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1 rồi so với doanh thu thuần năm trước nhằm xác định tỷ lệ của từng chỉ tiêu so với doanh thu thuần. Tiếp đó, lấy doanh thu thuần dự báo năm nay nhân (x) với tỷ

lệ vừa xác định để tính ra trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1.• • • • •

-Đối với các chỉ tiêu nhóm 2: với những chỉ tiêu không thay đồi hoặc thay đổi không rõ trước biến động của doanh thu sẽ được xác định bằng cách giữ nguyên giá trị kỳ trước. Còn với những chi tiêu có liên quan đến nhóm 1 được xác định trên cơ sở giá trị dự báo các chi tiêu nhóm 1.

Bước 3: Lập báo cáo tài chính dự báo:

Sau khi xác định được trị số dự báo của các chi tiêu thuộc nhóm 1, • • • • ✓

nhóm 2, các các nhà dự báo sẽ lập các báo cáo tài chính dự báo ( Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo)

Bước 4: Xác định lượng vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh

thu thuần mới:

Lượng vôn thừa (+) hoặc thiêu (-) ứng với mức doanh thu thuân mới chính là phần chênh lệch giữa tổng nguồn vốn dự báo với tổng tài sản dự báo (ở Bảng cân đối kế toán dự báo) và được xác định như sau:

Số vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) Tổng Tống tài

ứng với mức doanh thu thuần = nguồn vốn - sản dự

mới dự báo báo

Bước 5: Xác định lượng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ:

Để xác định lượng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ, các nhà dự báo phải tìm ra mối quan hệ giữa lượng tiền và tương đương tiền với các chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kế toán. Dựa vào tính cân đối và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:

rp

Tiên Đầu Tài

Vốn Tài Phải

Hàng sản

Nơ• tư tài

chủ sản thu r + phải - tồn ngăn tương = - chính - sở - dài ngắn — , kho đương trả ngắn han•

hữu han• han•

X khác

tiền han•

Qua mối quan hệ này, các nhà dự báo sẽ biêt được các nguyên nhânF

làm tiên và tương đương tiên tăng (vôn chủ sở hữu tăng, nợ phải trả tăng, các loại tài sản khác ngoài tiền và tương đương tiền giảm) và các nguyên nhân làm tiền và tương đương tiền giâm (vốn chủ sở hữu giảm, nợ phải trả giảm, các loại tài sản khác ngoài tiền và tương đương tiền tăng). Từ đó, căn cứ vào Bảng cân đối kế toán dự báo để xác định lượng tiền thuần lưu chuyển trong

kỳ theo công thức:

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ = Lượng tiền thu vào trong kỳ - Lượng tiền chi ra trong kỳ

Trong trường hợp lượng tiền giảm lớn hơn lượng tiền tăng trong kỳ, doanh nghiệp phải có kế hoạch để huy động thêm tiền từ các nguồn khác

nhằm tránh gặp phải khó khăn trong thanh toán.

Kêt luận chương 1

Mở đầu chương I, luận văn đã đưa ra tống quan các công trình nghiên cứu về phân tích và dự báo tài chính gần đây. Tác giả nêu ra khoảng trống nghiên cứu về các tập đoàn quy mô lớn, sản xuất kinh doanh đa ngành, báo cáo tài chính được hợp nhất giữa công ty mẹ với các công ty con, công ty liên kết ít được đề cập đến.

Trong chương I tác giả trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp như: khái niệm, vai trò của phân tích và dự báo tài chính; cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tài chính, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. Các nội dung chủ yếu khi phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm: phân tích khái quát cơ cấu tài sản, nguồn vốn; phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động; phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán; phân tích khả năng sinh lời; phân tích rủi ro và dự báo tài chính.

Ngoài ra, việc phân tích tài chính doanh nghiệp phải xem xét đến các yếu tố môi trường ngành, yếu tố vĩ mô của nền kinh tế trong nước và trên thế giới.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại tổng công ty viglacera (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)