6. Kết cấu luận văn
2.2.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng chủ yếu trong phân tích tài chính. Từ việc so sánh chỉ tiêu kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, hoặc từ việc so sánh kết quả giữa các thời kỳ để đánh giá tốc độ phát triển của doanh nghiệp, so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành để xác định được vị thế của doanh nghiệp trong ngành.
So sánh băng sô tuyệt đôi', phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biển động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.
So sánh bằng so tương đoi: Khi so sánh bằng số tương đổi, các nhà
quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biến động, quy luật biến động của các chi tiêu kinh tế.
Việc xác định gốc so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thế của phân tích. Gốc so sánh có thể là: Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu; các chỉ tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức; các chi tiêu trung bình của ngành nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các đơn vị khác trong ngành; các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc (gốc so sánh) được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả doanh nghiệp đạt được. Do đó, để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, về phương pháp tính các chỉ tiêu, về đơn vị tính các chỉ tiêu (kề cả hiện vật, giá trị và thời gian). Ngoài các điều kiện trên, cần đảm bảo điều kiện khác, như: cùng điều kiện kinh doanh, quy mô sản xuất...