6. Kết cấu luận văn
4.1. Định hướng kế hoạch phát triển của Tổng công ty Viglacera
TCT Viglacera phấn đấu từng bước trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở cả hai lĩnh vực: Vật liệu xây dựng và Bất động sản, trong đó ưu tiên chính là phát huy tối đa năng lực của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng đã và sẽ đưa vào vận hành đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đầu tư phát triển các loại vật
liệu xây dựng mới, thông minh, chất lượng cao và thân thiện với môi trường; khu công nghiệp đạt đẳng cấp quốc tế gắn với việc đầu tư sản xuất công nghệ cao, tiếp cận với cách mạng công nghệ 4.0 và phát triển nhà ớ xã hội theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với lợi ích và nhu cầu
của đông đảo người sử dụng.
Với mảng bất động sản, Tổng công ty tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng tại các Khu công nghiệp, tăng cường phát triển quỹ đất, phát triển đồng bộ hạ tầng, tiện ích và phát triển các dịch vụ phụ trợ, nâng đẳng cấp và thương hiệu các khu công nghiệp của Viglacera, khai thác tối đa hiệu quả quỳ đất. Viglacera cũng hướng tới lựa chọn khách hàng là các nhà đầu tư, các nhà sản xuất thân thiện với môi trường, vì sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Tổng
công ty sẽ tiếp tục phát triển các khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án nhà ở thương mại và khu du lịch nghỉ dưỡng.
Với lĩnh vực vật liệu xây dựng, Viglacera đầu tư vào chiều sâu, tăng cường công nghệ quản trị, hướng tới các sản phẩm có chất lượng cao, tính thẩm mỹ, giá trị gia tăng của sản phẩm và thân thiện môi trường. Phát triển các bộ sản phấm mới, phù họp với xu hướng và thị hiếu khách hàng, cập nhật những công nghệ tiên tiến mới đưa vào sản xuất. Đối với các đơn vị kém hiệu
quả tại nhóm gạch đất sét nung, Tổng công ty sẽ chủ động thoái vốn
- Hoàn thành công tác sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty theo hướng nâng cao năng lực của các doanh nghiệp có sử dụng công
nghệ cao trong sản xuât, các doanh nghiệp sản xuât sản phâm vật liệu mới: gạch không nung, pin năng lượng mặt trời, kính tiết kiệm năng lượng... đồng thời thoái hết vốn đối với các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất lạc hậu, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
- Đưa thương hiệu Viglacera trở thành thương hiệu mạnh quốc gia và là thương hiệu quốc tế trên các dòng sản phẩm vật liệu xây dựng cao cấp.
4.2. Một số giăi pháp nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty Viglacera
4.2.1. Nhóm giải pháp làm tăng doanh thu
a. Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu:
Hiện nay, năng lực sàn xuất của ngành vật liệu xây dựng nước ta đã vượt cao hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nước ta đã phát triển khá mạnh xuất khẩu thay vì phải nhập khẩu khá nhiều vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu trong nước như trước đây.
Ngành vật liệu xây dựng đang gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ sản phẩm do phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của Trung Quốc, do đó trong vài năm tới, lượng vật liệu xây dựng dư thừa sẽ rất lớn. Doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp cụ thể để tìm đầu ra cho ngành vật liệu xây dựng. Tổng công ty cần tìm hướng xuất khẩu để mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tạo sự phát triển ổn định cho lĩnh vực chính của Tồng công ty.
* Duy trì và mở rộng thị trường trong nước:
Hiện nay kênh bán hàng chủ đạo của TCT là bán hàng thông qua các đại lý ( chiếm hơn 80% doanh số). Do vậy, TCT cần tập trung phát triển hệ thống bán hàng thương mại điện tử song song với củng cố Hệ thống bán hàng trực tiếp; Phát triển kênh bán hàng trực tiếp để gia tăng doanh số bán hàng và chủ động trong công tác bán hàng.
Bên cạnh đó, TCT cần xây dựng chính sách hoa hồng, chiết khấu thông qua kênh dự án và thông qua đội ngũ tư vấn, kiến trúc sư làm việc tại
các công trinh xây dựng, tạo môi quan hệ đê có đưa sản phâm vật liệu của mình tới mọi vùng miền của Tổ quốc. Tập trung đầu tư mở rộng thị trường Miền Trung và Miền Nam tương ứng với quy mô đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị tại thị trường này.
Đồng thời, xem xét tiếp nhận thông qua chuyển nhượng và tái đầu tư nếu xét thấy có tính khả thi đối với các dự án hiện hoặc đang kinh doanh thiếu hiệu quả, hoặc không phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đang vận hành.
- Đẩy mạnh các chương trình truyền thông, tập trung quảng bá hình ảnh
thương hiệu, chiến lược marketing.
- Đối với các đơn vị sản xuất sứ vệ sinh: Đầu tư chiều sâu về công
nghệ, thiết bị và phát triển các sản phẩm mẫu mới, giá trị cao, có khả năng tiêu thụ tốt trong nước và xuất khẩu nhằm khai thác tối đa công suất,
- Đối với nhóm gạch ốp lát: Nghiên cứu phát triến các mẫu mã sản
phẩm mới có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường nhàm từng bước thay thế các sản phẩm gạch ốp lát cao cấp của Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường; chú trọng đến các sản phẩm trang trí ngoại thất như bể bơi, tiểu cảnh. Đồng thời, đưa sản phẩm về khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa và các dự án chung cư cho người có thu nhập thấp.
*Thị trường xuất khẩu:
- Lập và triển khai chiến lược xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung vào các sản phẩm kính, sứ vệ sinh-sen vòi, gạch ốp lát với các sản phẩm mới, công nghệ cao.
Thị hiếu tiêu dùng người nước ngoài tuy không cầu kỳ, khó tính về việc chọn lựa màu sắc đối với các dòng sản phẩm, song, lại đòi hỏi cao về chất lượng cũng như sự tinh tế về họa tiết. Tổng công ty nên tận dụng sự hồ trợ về kỹ thuật, công nghệ của các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực này.
- Tập trung phát triển thị trường và đẩy mạnh công tác xuất khẩu: Tìm
kiêm các đôi tác xuât khâu mới, tập trung mở thị trường xuât khâu trong các nước tham gia hiệp định thương mại song phương và đa phương như EVFTA, CP TPP... đặc biệt thị trường Mỹ, Bắc Trung Mỹ và Caribe và Châu Âu, gia tăng sản lượng, giá trị xuất khấu, tập trung các sản phẩm sứ vệ sinh, gạch ốp
lát và kính xây dựng.
Trên thế giới, có rất nhiều thị trường lớn như Trung Đông, châu Phi đang có nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng để tập trung đầu tư xây dựng cơ sờ hạ tầng. Tổng công ty cần tăng cường hợp tác với các tố chức xúc tiến thương mại quốc tế để thâm nhập vào mảng thị trường đầy tiềm năng này, góp phần tăng doanh thu xuất khẩu, nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc thiết bị.
- Tập trung triển khai các bước thành lập, đầu tư và vận hành Công ty TNHH kinh doanh tại Mỹ để mở rộng thị phần/gia tăng doanh số xuất khẩu.
4.2.2. Nhóm giải pháp tiết kiệm chi phí
- Công ty CP Bê tông khí: cần chú trọng phát triển các dòng sản phẩm panel, nghiên cứu ứng dụng sử dụng phối liệu từ tro/xỉ đế tiết giảm chi phí....
phát huy kết quả đầu tư của Dự án KHCN cấp nhà nước và hợp tác công nghệ/kỳ thuật với đối tác HESS;
- Đối với các đơn vị sản xuất sứ vệ sinh : tiết giảm chi phí tại các công đoạn (như băng đổ rót áp lực cao, robot phun men, khuôn mầu và các thiết bị phụ trợ...);
- Các đơn vị sản xuất gạch ốp lát: Đầu tư chiều sâu về công nghệ, bổ sung thiết bị phát triển các dòng sản phẩm cao cấp, giá trị cao, lợi nhuận tốt theo Ke hoạch phát triển mẫu mã, đồng bộ và phân công trong nhóm; tiết giảm chi phí và đảm bảo mục tiêu kế hoạch hiệu quả.
- Xây dựng và áp dụng chặt chẽ định mức chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đối với các đơn vị trong Tổng công ty, đặc biệt khối thương mại như Công ty cổ phần kinh doanh gạch ốp lát Viglacera, công ty thương mại Viglacera đế tiết giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp. Cân rà soát, cơ câu lại bộ máy nhân sự đảm bảo tinh gọn, tiêt kiệm, hiệu quả.
Cần có chính sách tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án mới, các nhà máy công nghệ cao của Tống công ty , có chính sách lương thưởng phù hợp để khuyến khích sáng kiến cải tiến kỹ thuật của cán bộ công nhân viên, đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất, vận hành có
hiệu quả đối với các dự án này mới, sử dụng công nghệ tiên tiến.
4.2.3. Nhóm giải pháp cải thiện khả năng thanh toán
Hiện nay, TCT vẫn còn một số công nợ quá hạn, khó thu hồi, mặc dù TCT đã trích lập dự phòng, tuy nhiên số công nợ này làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của TCT. Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng để ngân hàng và các tổ chức tín dụng xem xét quyết định có hay không tài trợ vốn cho các dự án của TCT. Vì vậy, để tăng hệ số khả năng thanh toán, giảm thiểu số dư công nợ phải thu khách hàng, tránh bị chiếm dụng von, TCT cần thường xuyên theo dõi, phân loại và đôn đốc thu hồi công nợ. TCT nên xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán đối với các khách hàng thanh toán sớm để khuyến khích khách hàng trả nợ sớm. Ngoài ra mỗi đơn vị trong TCT cần thành lập tổ thu hồi công nợ, có chính sách lương, thưởng theo doanh số công nợ thu hồi, đặc biệt là nợ quá hạn, nợ khó đòi để kịp thời thu hồi công nợ, đưa dòng tiền vào đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của TCT.
4.2.4. Nhóm giải pháp về công tác quản trị đối với Tổng công ty
- Đầu tư các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho các sản phẩm VLXD của Tổng công ty; Hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước phát triển công nghệ mới, săn phẩm mới; Triển khai các chuyên đề tu’ vấn các dự án đầu tu’ sản xuất vật liệu xây dựng; tập trung đầu tư cho các Trung tâm thiết kế mẫu gạch ốp lát, sứ vệ sinh.
- Tập trung đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Viện nghiên cứu phát triển Viglacera, Trường Cao đẳng
Viglacera, hệ thông phòng thí nghiệm trong các nhóm/lĩnh vực sản phâm.
- Thiết lập chương trình quản trị thống nhất và hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ từ Công ty Mẹ-Tổng công ty đến các đơn vị trực thuộc thông qua hệ thống ERP và các phàn mềm hỗ trợ khác nhằm kiểm soát tốt công tác thông tin, giám sát, đánh giá rủi ro và hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đăm bảo hiệu quả cao nhất trong công tác quản trị doanh nghiệp và công tác
sản xuất, kinh doanh của cả Viglacera, đưa trình độ quản trị của Viglacera tiệm cận và đạt ngang bằng trình độ quản trị của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong cùng lĩnh vực.
-Hoàn thiện chiến lược quãng bá thương hiệu một cách hiệu quả thông qua các triển lãm quốc tế, hệ thống thông tin truyền thông cả trong và ngoài nước đồng thời đấy mạnh sâu, rộng hoạt động thương mại của Ban Thương mại và các công ty thương mại hiện có với chính sách bán hàng hợp lý từ khâu quảng cáo, tiếp thị, bán hàng, chế độ hậu mãi... những sản phấm vật liệu xây dựng có chất lượng cao, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn châu Âu ra thị trường. Bên cạnh đó là việc xúc tiến, thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp có đẳng cấp quốc tế đã, đang và chuẩn bị đầu tư với vai trò chủ đạo, tích cực của Công ty Kinh doanh Bất động sản.
-Xây dựng và hoàn thiện chính sách nhân lực mới nhằm kiện toàn lại nguồn nhân lực hiện có đồng thời thu hút thêm nguồn nhân lực mới có trình độ cao ngoài xã hội để bổ sung cho những vị trí hiện còn đang thiếu, đang yểu trong hệ thống quản trị, quản lý, trực tiếp sản xuất hiện nay tại các doanh nghiệp thành viên, đặc biệt là tại các doanh nghiệp khu vực phía Nam. Đưa Trường cao đẳng, Viện nghiên cứu Viglacera trở thành những trung tâm chính đào tạo công nhân có tay nghề cao về các ngành sản xuất chủ yếu của Tổng công ty, đồng thời kết hợp với các trường đại học Bách Khoa, Xây Dựng trong nước trong việc đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ chuyên gia kỳ thuật,
đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp ngày càng mở rộng về quy mô. 91
4.3. Kiên nghị
Hiện nay, thủ tục hành chính trong việc xuất nhập khẩu còn phức tạp, mất nhiều thời gian làm phát sinh chi phí của doanh nghiệp. Ngoài ra kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, dịch vụ logistic cao dẫn đến chi phí giá thành sản phấm tăng, làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng VLXD. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, Nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính trong việc xuất khẩu, vay vốn, nộp thuế đế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhằm giảm gọn thủ tục hành chính về xuất khẩu, tiết kiệm thời gian chi phí cho doanh nghiệp.
Nhà nước cần xây dựng chính sách tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm VLXD trong nước đã sản xuất được, trên cơ sờ phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam khi tham gia WTO cũng như cam kết quốc tế khác
Cần bố trí nguồn vốn hồ trợ xuất khẩu trong việc xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ quốc tế, nghiên cứu xây dựng cơ chế thưởng xuất khẩu; nâng cao năng lực của các cơ quan xúc tiến thương mại đế nghiên cứu, điều tra dự báo thị trường VLXD một cách chính xác kịp thời (về nhu cầu, chất lượng, giá cả, tập quán...); công khai các chương trình xúc tiến thương mại hàng năm nham đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm VLXD.
Ngoài ra cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá, chống nhập lậu hàng hóa VLXD, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Kêt luận chương 4
Trong chương IV, luận văn đã trình bày định hướng phát triển của Tổng công ty Viglacera và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty như mở rộng thị trường xuất khẩu, đầu tư chiều sâu máy móc thiết bị để tạo ra sản phẩm cao cấp, đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo cạnh tranh và tiêu thụ được trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí, cải thiện khả năng thanh toán; các kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển , đặc biệt trong giai đoạn 2021-2023 dịch bệnh đầy khó khăn và thách thức.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu lý luận về phân tích và dự báo tài chính tại Tổng công ty Viglacera, luận văn đã đạt được các kết quả cụ thể sau:
về mặt lý luận, Luận văn đã góp phần hệ thống hoá về mặt lý luận, cơ sở phân tích tài chính và dự báo tài chính doanh nghiệp.
về mặt thực tiễn, Luận văn đã tập trung phân tích tình hình tài chính của Tống công ty Viglacera, trên cơ sở đó dự báo tình hình tài chính các năm tiếp theo. Luận văn đã phản ánh thực trạng những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty