3.1.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
- Phát triển kinh tế:
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - giá so sánh 2010) ước đạt 80.490 tỷ đồng tăng 2,79% so với năm 2019, đây là mức thấp nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Trong đó: ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,25%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 4,85%; các ngành dịch vụ tàng 1,07%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,49%.
Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành đạt 123.575 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 105,5 triệu đồng, tăng 3,03 triệu đồng so với năm 2019. về cơ cấu kinh tế trong GRDP năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc: Khu vực I (Nông, lâm nghiệp và thủy sản) chiếm 6,11%; khu vực II (Công nghiệp - xây dựng) chiếm 45,52%; khu vực III (các ngành dịch vụ) chiếm 22,60%; thuế sản phẩm chiếm 25,77% (Năm 2019 tỷ trọng tương ứng lần lượt là 5,47%; 45,26%; 22,87% và 26,40%).
về ngành tài chỉnh ngăn hàng trên địa bàn tỉnh:
Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2020 đạt 33,56 nghìn tỷ đồng, giảm 4,30% so với năm 2019 (riêng thu nội địa đạt 27,86 nghìn tỷ đồng, giảm 9,99%). Tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước năm 2020 ước đạt 21,25 nghìn tỷ đồng, tăng 22,19% so với năm 2019.
Năm 2020, các Tổ chức tín dụng (TCTD) đã triển khai nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; kịp thời
áp dụng các biện pháp hô trợ đôi với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nên huy động vốn trong dân cư và dư nợ cho vay nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khá. Tống nguồn vốn huy động toàn địa bàn ước đạt 91.710 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm 2019. Tổng dư nợ cho vay ước đạt 87.390 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2019. Công tác xử lý nợ xấu được triển khai tích cực nhằm kiểm soát ở mức an toàn, ước đến 31/12/2020, nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,8% tổng dư nợ. Nợ xấu đạt thấp phản ánh kết quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Vĩnh Phúc đối với các tố chức tín dụng, đồng thời cũng phản ánh những cố gắng của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc nâng cao chất lượng tín dụng toàn địa bàn.
về vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2020 theo giá hiện hành đạt 43,41 nghìn tỷ đồng, tăng 3,43% so với năm 2019. Bao gồm: vốn khu vực Nhà nước đạt gần 8 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,41% tổng số và tăng 14,21%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 15,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,18% và giảm 7,10%; khu
vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 19,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,41% và tăng 9,12% so với năm 2019. Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây khó khăn cho công tác thu hút đầu tư FDI của tỉnh. Toàn tỉnh có 31 dự án FDĨ được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 474,44 triệu USD, giảm 56,34% về số dự án và giảm 14,85% về vốn đăng ký so với năm 2019.
về dân số, lao động và việc làm:
Dân số trung bình năm 2020 cùa tỉnh Vĩnh Phúc là 1.171.232 người, tăng 16.396 người, tương đương tăng 1,42% so với năm 2019. Trong đó, có 350.981 người sống ở khu vực thành thị, chiếm 29,97%; 820.251 người sống ở khu vực
nông thôn, chiếm 70,03%; dân số nam là 583.719 người, chiếm 49,84%; dân số nữ 587.513 người, chiếm 50,16%.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2020 là 634.474 người. Trong đó, lao động nam chiếm 49,64%, lao động nừ chiếm 50,36%; lao động ở khu vực thành thị chiếm 26,98% với 171.173 người, lao động ở khu vực nồng thồn là 463.301 người, chiếm 73,02% tổng số lao động toàn tỉnh.
Lao động từ 15 tuôi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tê của tỉnh năm 2020 đạt 622.388 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước là 50.538 người, chiếm 8,12%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 454.219 người, chiếm 72,98%; khu vực đầu tư nước ngoài là 117.631 người, chiếm 18,9%.
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo và có bàng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt 28,6%. Trong đó, khu vực thành thị đạt 45,1%, khu vực nông thôn đạt 22,5%; đối với nam giới là 36,7%, nừ giới là 20,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2020 là 2,09%, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi là 2,37%. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuồi ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn, của lao động nam thấp hơn lao động nữ, tỷ lệ thiếu việc làm cùa lao động trong độ tuối lao động phân theo khu vực thành thị thấp hơn nông thôn, của
lao động nam thấp hơn lao động nữ.
về tình hình đăng kỷ doanh nghiệp:
Năm 2020, số doanh nghiệp thành lập mới dự kiến tăng nhẹ so với năm 2019 với 1.170 doanh nghiệp, số vốn đãng ký trên 8.199 tỷ đồng, tăng 3,4% về số doanh nghiệp và tăng 0,3% về số vốn đăng ký so với năm 2019. Lũy kế năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 11.778 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký trên
137 nghìn tỷ đồng, trong đó có 8.009 doanh nghiệp thực tế hoạt động và 3.769 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn hoặc chờ giải thể.
về vấn hóa - xã hôi:
Công tác giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phát triền kinh tế - xã hội hàng năm. Tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách hồ trợ người lao động cùa tỉnh tham gia học nghề, hưởng thụ các chính
sách hỗ trợ về việc làm, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đảm bảo tính bền vững của việc làm mới được tạo ra. Năm 2020, do dịch Covid-19 bùng phát, tỉnh không tồ chức được đầy đủ các phiên giao dịch việc làm định kỳ theo kế hoạch. Ước tính cả nãm toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 20.000 lao động, trong đó đã đưa
1.200 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Công tác đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện bằng những giải pháp thiết thực, hiệu quả. Phong trào “Đen ơn đáp nghĩa”, các chính sách, chế độ đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng được thực hiện tốt, đã huy động được toàn thể các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đông dân cư tham gia, qua đó góp phân ôn định và nâng cao đời sông vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỳ và người có công.
Các hoạt động giáo dục được tập trung, đảm bảo vừa phòng, chống dịch vừa hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học. Các nội dung đối mới căn bản, toàn
9 r r
diện giáo dục và đào tạo được triên khai hiệu quả. Chât lượng dạy và học tiêng Anh được nâng lên. Ung dụng CNTT trong quản lý và dạy học được triên khai hiệu quả,
7 r '
đặc biệt trong giai đoạn cách ly xã hội đê phòng chông dịch Covid - 19. Chat lượng giáo dục cả đại trà và mũi nhọn tiêp tục được giữ vững. Trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia các môn văn hóa, toàn tỉnh có 81/90 học sinh đoạt giải; kỳ thi tốt nghiệp trung học phô thông (THPT) năm 2020, tỷ lệ tôt nghiệp THPT của tỉnh đạt 99,39%. Điểm bình quân bài thi các môn của thí sinh Vĩnh Phúc là 6,65 điểm - đứng thứ 5 toàn quốc.
Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được tiếp tục cải thiện ở cả 3 tuyến; Công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh được thực hiện chặt chẽ; Các chương trình mục tiêu vê y tê tiêp tục được duy trì, triên khai có hiệu quả. Công tác quản lý, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục có chuyển biến tích cực, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm được các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt.
Năm 2020, do dịch bệnh Covid-19 phát sinh và có những diễn biến phức tạp, tỉnh đã hạn chê tô chức các hoạt động văn hóa, thê thao nhãm tránh tập trung đông người. Do đó, các hoạt động văn hóa, thông tin tập trung vào việc tuyên truyền về các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện quan trọng của đất nước và của tinh. Trong năm, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội nhìn chung ốn định, đảm bảo tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng diễn ra trên địa bàn tỉnh.
3.1. ỉ.2 Quá trình hình thành và phát triền của Ngần hàng TMCP Công thương Việt
Nam — Chi nhánh Vĩnh Phúc
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 dựa trên cở sở được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gồm hai vụ là Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp) theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 08/07/1988. Đen ngày 14/11/1990, Ngân hàng chính thức đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 27/03/1993, thành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên là Ngân hàng Công Thương Việt Nam theo quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 21/09/1996 Ngân hàng Công Thương được thành lập lại theo quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Ngày 15/4/2008, Ngân hàng Công Thương đổi tên thương hiệu từ Incombank sang thương hiệu mới Vietinbank. Ngày 23/09/2008, theo chủ trương cổ phần hóa các NHTM của Thủ tướng Chính phủ, quyết định số 1153/QD-TTg của Thủ tướng Chính phù đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25/01/2009, Ngân hàng tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Quyết định số 14/GP-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 03/07/2009 cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là NHTM lớn, giừ vai trò quan trọng, trụ cột trong ngành ngân hàng Việt Nam với 01 sở giao dịch tại TP Hà Nội, 03 đơn vị sự nghiệp, 02 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nang, 01 văn phòng đại diện tại Myanmar, 155 Chi nhánh tại 63 tinh thành trực thuộc trung ương trên cả nước và 03 chi nhánh tại nước ngoài (2 chi nhánh tại Đức và 1 chi nhánh tại Lào). VietinBank thành lập 07 công ty con, hạch toán độc lập gồm: Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác tài sản, Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty
TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 03 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm thẻ, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.Với hình thức tố chức là NHTM cổ phần, VietinBank đà xây dựng được quan hệ hợp tác với hai cổ đông chiến lược là The Bank of Tokyo Mitsubishi-UFJ, Ltd. (BTMƯ) của Nhật Bản và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).
VietinBank có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hon 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. VietinBank là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên
ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh.Không ngừng nghiên cứu, cải tiến và phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của KH và là NH đầu tiên cùa Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc (VietinBank Vĩnh Phúc) là một trong 155 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, và được thành lập ngày 01/01/1997 theo Quyết định số 08/QĐ-NHCT ngày 17/12/1996 khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc.
VietinBank Vĩnh Phúc hoạt động chủ yếu ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như Thành phố Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên...với nhiều khu công nghiệp như Khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Bình Xuyên, Khu công nghiệp Bá Thiện I và II...và các khu làng nghề như làng nghề Te Lỗ, làng nghề Thanh Lãng, làng nghề Đồng Văn,...với nhất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước và đa dạng về ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện tốt cho VietinBank Vĩnh Phúc thực hiện hoạt động là một ngân hàng kinh doanh đa năng.
Tuy nhiên, tại địa bàn Vĩnh Phúc hiện có hơn 20 chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng khác như: BIDV, Vietcombank, SHB, VPbank, Techcombank, Agribank,...và ngân hàng nước ngoài như Shinhanbank, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau, đòi hỏi VietinBank Vĩnh Phúc phải luôn
nâng câp, hoàn thiện vê sản phâm dịch vụ, nâng cao chât lượng phục vụ đê tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh.
Sau hơn 20 năm hoạt động, Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, từ một chi nhánh chỉ có 01 hội sở, 02 phòng giao dịch, 01 chi nhánh cấp 2 và 01 quỹ tiết kiệm với tổng nguồn vốn huy động chỉ có 48,6 tỷ đồng, tổng dư nợ 82,5 tỷ đồng, đến 31/12/2018, VietinBank Vĩnh Phúc đã có 07 phòng nghiệp vụ tại hổi sở và 07 phòng giao dịch ở hầu khắp các huyện và tồng nguồn vốn, dư nợ đạt lần lượt là 10.188 tỷ đồng và 6.223 tỷ đồng.
Bên cạnh việc nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, VietinBank Vĩnh Phúc luôn tích cực triển khai ùng hộ, chủ động đề xuất với VietinBank hồ trợ kinh phí đề tài trợ các chương trinh an sinh, xã hội tại địa bàn Vĩnh Phúc. Tính đến nay, tổng số tiền tài trợ đóng góp cho hoạt động an sinh, xã hội tại địa bàn Vĩnh Phúc đã đạt tới con số trên 80 tỷ đồng. Các chương trình tài trợ an sinh, xã hội được CN triển khai thực hiện tại địa bàn Vĩnh Phúc bao gồm: 254 nhà tình nghĩa; 2 đường giao thông nông thôn; 465 xuất học bổng cho trẻ em và học sinh, sinh viên nghèo; xây dựng tu bổ 3 nghĩa trang liệt sỹ; 1 nhà giáo dục thể chất; 6 nhà văn hóa;
1 trạm y tế; tặng 4 xe cứu thương và nhiều thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện, trạm y tế trên địa bàn; tặng 68 xe lăn cho người tàn tật và nạn nhân chất độc da cam dioxin; xây dựng 4 trường mầm non, 4 trường tiểu học, 1 trung tầm học tập cộng đồng; tặng hàng nghìn xuất quà cho người nghèo, gia đình thương binh liệt sỹ, nạn nhân chất độc da cam, trẻ em tàn tật trong các dịp Tết Nguyên đán, Ngày Thương binh Liệt sỹ, Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu. Ngoài ra CN còn tích cực tham gia ủng hộ các quỹ từ thiện xã hội, Quỹ Vỉ người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, úng hộ đồng bào thiên tai, ủng hộ Trường Sa...
3.1.2. Cơ cấu tố chức bộ máy
Năm 2020, VietinBank Vĩnh Phúc là chi nhánh cấp I với 07 phòng thuộc hai khôi kinh doanh, khôi hô trợ và 07 phòng giao dịch, cụ thê:
/ X BAN GIÁM ĐỐC /--- X