6 Hồ Chí Minh, sđd, tập 11, tr.399.
1.2.3. Những nguyên tắc rèn luyện đạo đức mớ
Thứ nhất, nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Nói đi đơi với làm là vấn đề đã được đặt ra trong đạo đức truyền thống của dân tộc. Trong khi đề cao các chuẩn mực đạo đức cần phải có đối với mỗi người trong xã hội, nhân dân ta cũng địi hỏi những chuẩn mực đó phải được thể hiện trong hành vi hàng ngày, tức là trong thực hành đạo đức. Thông qua những câu ca dao, tục ngữ nhân dân ta đã phê phán thói đạo đức giả: nói khơng đi đơi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, nói một đằng làm một nẻo; Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa; Nói chín phải làm mười, nói mười làm chín kẻ cười người chê.
Nói đi đơi với làm được Hồ Chí Minh coi là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới. Điều này được Người khẳng định từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX trong tác phẩm “Đường cách mệnh” - Nói thì phải
làm. Bản thân Người cũng là tấm gương tuyệt vời về lời nói đi đơi với việc làm. Nói đi đơi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - đạo đức cách mạng. Bởi nó hồn tồn đối lập với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột đó là nói một đằng, làm một nẻo, thậm chí nói mà khơng làm.
Ngay sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945), Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ, “vác mặt làm quan cách mạng”, nói mà khơng làm. Sau này, Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch căn bệnh quan liêu, coi thường quần chúng của một số cán bộ, đảng viên. “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ. Miệng thì nói "phụng sự quần chúng", nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ” [70, tr.176].
Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đơng. Nêu gương là lấy những tấm gương sống, những người có đạo đức sáng ngời, làm những tấm gương để cho mọi người cùng học tập theo. Đặc biệt ở phương Đơng “một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [65, tr.284]. Do vậy, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương”. Bởi: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [77, tr.672]. Theo Hồ Chí Minh, tất cả mọi người trong xã hội đều có thể là những tấm gương về đạo đức để cho mọi người khác học tập. Đối với thanh niên, những chủ nhân tương lai, mùa xuân của đất nước, thanh niên phải không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những tấm gương sáng cho các em thiếu niên, nhi đồng noi theo.
Thứ hai, Xây đi đôi với chống
Để xây dựng nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Trong đời sống hằng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức thường đan xen, đối chọi nhau thông qua hành vi
của những con người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người. Chính vì vậy, việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức không hề đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.
“Xây” theo Hồ Chí Minh trước hết là xây dựng, giáo dục những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam trong thời đại mới, đó là: Trung với nước, hiếu với dân; Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư; Tình u thương con người; Có tinh thần quốc tế trong sáng.
“Chống” là chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức, mà trước hết và quan trọng hàng đầu là phải chống chủ nghĩa cá nhân. Đây thực sự là một cuộc “chiến đấu khổng lồ” giữa cái tiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng. Để giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu này, điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải tuyên truyền, vận động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức.
Thứ ba, tu dưỡng đạo đức suốt đời
Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hố phương Đơng. Để có được các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, địi hỏi con người phải có ý chí, nghị lực, có quyết tâm, phải trải qua q trình rèn luyện, bền bỉ. Đó là q trình con người phải đấu tranh khơng ngừng với những cám dỗ của xã hội, với chính cái “tơi” của mình. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức một cách bền bỉ được thể hiện trong các câu ca dao tục ngữ của nhân dân ta như: Có chí thì nên; Ngọc kia chuốt mãi cũng trịn, sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
Vì đạo đức cách mạng khơng phải tự nhiên có sẵn trong mỗi con người, để có được những phẩm chất đạo đức đó, Người yêu cầu ở mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân lao động phải “gian nan rèn luyện”, “kiên trì và nhẫn nại”. Mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn, trong công việc, trong các mối quan hệ của mình, phải nhìn thẳng vào mình, khơng tự lừa dối, huyễn hoặc, phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện của mình
để phát huy. Thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác của mình để khắc phục, phải kiên trì, rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời. Hồ Chí Minh đã đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [74, tr.612].