Giải pháp về các phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống cho thanh niên thành phố hà nội hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 73 - 77)

6 Hồ Chí Minh, sđd, tập 11, tr.399.

2.3.2.2.Giải pháp về các phương pháp thực hiện

Thứ nhất, đổi mới phương pháp giáo dục, tuyên truyền, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Đồn thanh niên.

Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Đoàn. Để hoạt động này mang lại hiệu quả địi hỏi các cấp bộ Đồn phải có nhiều sự đầu tư, sáng tạo trong cách làm, kiên trì, bền bỉ, để đạt được hiệu quả trong thực hiện. Làm tốt điều này sẽ góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu lịng u nước, u CNXH, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có đạo đức cách mạng và lối sống đẹp. Muốn vậy cần phải đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tun truyền để lơi cuốn và cổ vũ thanh niên tham gia, qua đó nâng cao nhận thức và hành động của việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Để các hoạt động của Đồn khơng trở nên nhàm chán, máy móc thì địi hỏi Đồn thanh niên cần có hình thức và biện pháp thích hợp để giáo dục, tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động của Đồn cần xuất phát từ các nhiệm vụ chính trị chung của đất nước, đồng thời từ yêu cầu đặc điểm của địa phương trong phát triển kinh tế xã hội. Hình thức hoạt động của Đồn ln phải phong phú, đa dạng, phù hợp với tuổi trẻ, lôi cuốn thanh niên tham gia tích cực các phong trào nhất là trên các lĩnh vực, các địa bàn cịn nhiều khó khăn. Với phương châm thể hiện rõ vai trị xung kích theo tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”. Các phong trào như “Xung kích tình nguyện vì

cuộc sống cộng đồng”, diễn đàn “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”, cuộc vận động “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”,

“Gia đình đồn viên văn hóa”“Chi đồn văn hóa” mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho mỗi đồn viên, thanh niên khi tham gia. Cùng với các hoạt động tình nguyện khác như: hiến máu nhân đạo, chung tay xây dựng nơng thơn mới bằng các cơng trình, phần việc thanh niên, tham gia mở đường dân sinh, xóa nhà tạm, tham gia lao động vệ sinh chỉnh trang đơ thị; qun góp, ủng hộ tặng quà nhân dịp Tết nguyên đán... Chính qua các phong trào hành động cách mạng của Đồn, vừa tạo ra được mơi trường lành mạnh và tinh thần đồn kết để mỗi người thanh niên tự rèn luyện, tìm được lẽ sống cao đẹp cho mình.

Đối với thanh niên trường học, Đoàn cần phối hợp tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, qua đó định hướng được nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên phù hợp với sở thích, năng lực của mình. Tổ chức các chương trình “Khi tơi 18” “Tuổi trẻ Việt Nam sống đẹp -,

sống có ích” giúp mỗi thanh niên nhận thức được vai trị, vị trí của mình

trước u cầu của tình hình mới. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật, hội thao quần chúng trong thanh, thiếu nhi gắn với tổ chức các hoạt động giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn bản sắc dân tộc trong việc tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa ở khu dân cư” sẽ là cầu nối giúp thanh niên phát huy tính tích cực

của mình vào việc xây dựng đời sống văn hóa, lành mạnh tại khu phố. Đẩy mạnh việc tổ chức học tập, thực hiện những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc học tập những chuẩn mực này được thực hiện qua các hoạt động thường ngày của đoàn viên thanh niên và phù hợp với điều kiện của địa phương. Gắn công tác này với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Phát huy vai trị tự giác, đi đầu của cán bộ đồn, tuyên dương nhân rộng những điển hình thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.

Ở thành phố Hà Nội phương pháp này có thể thực hiện được ở mọi lúc, mọi nơi, đối với mọi đối tượng trong xã hội. Ưu điểm là đưa thơng tin đến mọi người trong mọi hồn cảnh, điều kiện, không phụ thuộc vào công cụ, phương tiện, không gian, thời gian. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các phương pháp tuyên truyền khác để phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm lý, tư tưởng, điều kiện sinh sống, làm việc, học tập của từng nhóm đối tượng truyên truyền, vận động. Muốn công tác tuyên truyền miệng đạt hiệu quả cần xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ Đồn làm cơng tác tun truyền. Tạo điều kiện bồi dưỡng những cán bộ Đoàn là con em dân tộc trong vùng, để họ có điều kiện học tập, trau dồi chun mơn. Đào tạo được đội ngũ cán bộ Đồn có bản lĩnh chính trị vững vàng, kinh nghiệm sống phong phú, có đủ năng lực trao đổi, đối thoại, giải đáp có sức thuyết phục trước những thắc mắc của thanh niên.

Xây dựng và khai thác hiệu quả Website của Thành đoàn, chủ động phối hợp với các ngành nhằm khai thác các nguồn lực, phối hợp với các cơ quan báo chí để tiến hành các hoạt động tuyên truyền. Phối hợp với các ngành chức năng khơng để lan truyền văn hóa phẩm có nội dung khơng lành mạnh ảnh hưởng đến đạo đức, văn hóa truyền thống và lối sống của thanh thiếu nhi. Như vậy, đổi mới các phương pháp tun truyền, hình thức giáo dục chính là nhằm phát huy vai trị xung kích, sáng tạo, tinh thần tình nguyện của mỗi thanh niên. Qua đó khơi dậy tiềm năng to lớn của tuổi trẻ, động viên thanh niên đi đầu thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị, chun mơn ở từng địa phương, đơn vị. Góp phần giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước, củng cố quốc phòng, an ninh

Thứ hai, gắn việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện cụ thể của thanh niên thành phố Hà Nội.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để mỗi người tự phấn đấu, vươn lên, tự làm cho mình trở nên tốt đẹp, làm việc có hiệu quả hơn. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong những năm qua mang lại nhận thức mới. Học tập và rèn luyện về đạo đức trước hết là của mỗi người, vì chính mình và phải ln nêu gương về đạo đức, đồng thời phải gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng người.

Thứ ba, giáo dục lối sống cho thanh niên Hà Nội thông qua các nhân tố điển hình.

Trong xã hội, mỗi người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của giáo dục đạo đức. Do đó, ai cũng có thể và cần phải nêu gương về đạo đức. Việc nêu gương tốt, việc tốt của mỗi người góp phần xây dựng mơi trường xã hội lành mạnh, tiến bộ, tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện nhân cách. Tuy nhiên, cần thấy rằng nhân cách của những người trực tiếp đảm nhận công tác giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đối với người được giáo dục. Vì vậy, ơng bà, cha mẹ, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống để mỗi thanh niên noi theo. Nêu gương trong giáo dục đạo đức đòi hỏi các lực lượng tham gia giáo dục phải tuân thủ các ngun tắc nói đi đơi với làm. Mọi lời rao giảng đạo đức đều trở nên vơ ích nếu dạy một đằng nhưng làm một nẻo. Ngun tắc nói đi đơi với làm địi hỏi mỗi người tự hồn thiện nhân cách của mình để trở thành tấm gương sáng về mọi mặt.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng gương giáo dục ngay trong phong trào cách mạng để động viên, khuyến khích quần chúng noi theo. Tấm gương là hạt nhân, là linh hồn của phương pháp nêu gương. Nhưng tấm gương khơng có sẵn, khơng phải sử dụng một cách bất kỳ mà phải được xây dựng rất công phu, được sử dụng có mục đích, có kế hoạch và phù hợp với đối tượng. Những sự việc và con người được lựa chọn, sử dụng làm

gương phải là người thật, việc thật, có thành tích điển hình có mục đích và nội dung giáo dục.

Đối với học sinh, sinh viên, trong giáo dục đạo đức, lối sống cần thông qua các tấm gương của các thầy cô giáo trong nhà trường. Do vậy, thầy cô giáo phải không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực. Đồng thời, giáo dục học sinh, sinh viên thơng qua chính tấm gương của các bạn học sinh, sinh viên ưu tú khác. Lấy những tấm gương gần gũi là một biện pháp rất quan trọng, bởi tấm gương càng gần gũi, càng trực tiếp đối với đối tượng giáo dục thì hiệu quả tác động càng cao. Những tấm gương sáng cần phải được khen thưởng kịp thời, tiến hành biểu dương thông qua các phương tiện thông tin truyền thơng của nhà trường qua đó sẽ đạt hiệu quả tốt trong công tác giáo dục đạo đức. Nhà trường phối hợp với các tổ chức như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên để tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi, phong phú trên tất cả các lĩnh vực học tập, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các diễn đàn... để học sinh, sinh viên tham gia, thể hiện năng lực, phấn đấu rèn luyện, từ đó có thể tự mình phát huy năng lực của bản thân.

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống cho thanh niên thành phố hà nội hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 73 - 77)