Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống cho thanh niên thành phố hà nội hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 53 - 58)

6 Hồ Chí Minh, sđd, tập 11, tr.399.

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Công tác giáo dục lối sống cho thanh niên theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của Đồn thanh niên thành phố Hà Nội trong thời gian qua mặc dù có hoạt động tích cực, song vẫn khơng tránh khỏi những hạn chế.

* Hạn chế:

Một là, nhận thức về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống

Bên cạnh những thanh niên có nhận thức đúng đắn về lý tưởng sống, đạo đức thì vẫn cịn những thanh niên chưa thực sự nhận thức về vấn đề này. Một bộ phận thanh niên khơng có chí hướng rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ về truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc, ít quan tâm đến tình hình đất nước, địa phương; Bên cạnh các lĩnh vực Phim ảnh, Văn hóa và những lĩnh vực khác, vấn đề thời sự chỉ được 17,6% quan tâm. Trong thanh niên có một bộ phận đã và đang xuất hiện những quan niệm, những sự lựa chọn giá trị vật chất, một cuộc sống khơng có sự cố gắng, vươn lên. Khi được hỏi mục đích cuộc sống mà bạn đang hướng tới là gì thì có 25,6% lựa chọn cuộc sống giàu sang, bên cạnh đó có 23,6% lựa chọn đủ ăn và 21% lựa chọn sự khỏe mạnh.[ Phụ lục 6]. Cùng đó, khi hỏi về sự quan tâm của bản thân khi đọc báo, xem ti vi, có tới 35,8% lựa chọn thích xem phim ảnh, có 29% khơng quan tâm tới các vấn đề thời sự trong nước, quốc tế và thời sự trong tỉnh [Phụ lục 6]. Có tới 22,8% bày tỏ quan điểm khơng có nguyện vọng đứng trong hàng ngũ của Đảng, 7,6% khơng có ý kiến về vấn đề này. Một số khác do hạn chế về năng lực và trình độ của bản thân nên cịn rụt rè trong việc đưa ra ý kiến riêng của mình. Qua trao đổi, một số thanh niên cho rằng không nhận thức được vào Đảng để làm gì và đối với họ việc phấn đấu vào Đảng là cơng việc khó khăn, phải là những người rất giỏi thì mới vào Đảng... Đây là biểu hiện của sự sai lệch trong mục đích, lý tưởng sống, sự mờ nhạt và nhận thức còn hạn chế.

Một bộ phận thanh niên vẫn cịn có biểu hiện của lối sống buông thả, thực dụng, chậm tiến, thờ ơ lãnh đạm với những vấn đề bức thiết trong cuộc

sống cũng như trong xã hội. Dư luận tỏ ra lo lắng trước một số vụ, việc phạm pháp hình sự trong thanh, thiếu niên được phản ánh qua các phương tiện thơng tin, đại chúng; bất bình trước một bộ phận thanh thiếu niên chưa chấp hành tốt pháp luật đặc biệt là Luật an tồn giao thơng. Lỗi mắc chủ yếu là tình trạng khơng đội mũ bảo hiểm, chở q số người quy định, lạng lách, uống rượu, bia, khơng chấp hành tín hiệu giao thơng... Một bộ phận thanh niên trong trường học, thanh niên đường phố chạy theo lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, lười lao động, bỏ học, bỏ giờ... Tình trạng vi phạm pháp luật, mắc vào các tệ nạn xã hội (tệ nạn ma tuý, mại dâm, AIDS…) trong thanh niên cịn diễn biến phức tạp.

Hai là, xung kích trong học tập, lao động, tham gia các hoạt động xã hội.

Một số thanh niên còn thiếu ý thức phấn đấu trong học tập, nghiên cứu, trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Thậm chí cịn tỏ ra thờ ơ với các hoạt động chính trị - xã hội, ngại tham gia vào các tổ chức Đồn - Hội, thậm chí khơng tích cực tham gia các hoạt động, các phong trào tập thể do nhà trường, địa phương tổ chức. Vẫn có thái độ ứng xử với gia đình, bạn bè chưa đúng. Bên cạnh đó vẫn cịn một số thanh niên có biểu hiện lười lao động, lười học tập (25,8%); khơng có ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội, cịn mải chơi (25%). Có nhiều thanh niên cịn sa vào lơ đề, rượu chè (23,6 %, 25,6%) do đó, dễ mắc phải tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật [Phụ lục 6]. Mặc dù nội dung, hình thức giáo dục của Đồn tuy đã được đổi mới nhưng có nơi, có lúc vẫn cịn đơn điệu, cơng tác giáo dục lý luận chính trị cịn khơ khan, cứng nhắc. Một số cơ sở Đoàn chưa kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, tình cảm, lối sống của thanh niên, q trình tun truyền có lúc, có nơi chưa tính đến nhu cầu, sở thích và đặc điểm tâm lý của thanh niên. Đồn thanh niên chưa cụ thể hóa nội dung giáo dục phù hợp với các đối tượng thanh thiếu nhi; việc đổi mới phương thức giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều hoạt động giáo dục chỉ đến với một số thanh niên tích cực, chưa triển khai tới được hầu hết

thanh niên. Cơng tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận trong thanh niên chưa kịp thời, vẫn còn nhiều yếu kém.

Trong việc phát động thực hiện Phong trào "5 xung kích phát triển

kinh tế - xã hội"; "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp" chưa có

những cơng trình có quy mơ lớn mang đậm dấu ấn của tuổi trẻ, chưa khẳng định rõ vai trị của Đồn. Phong trào thanh niên tình nguyện đã có bước phát triển mới, tuy nhiên có lúc, có nơi phong trào chưa bền vững, một bộ phận nhỏ thanh niên cịn có tư tưởng địi hỏi quyền lợi trong hoạt động tình nguyện. Do vậy, khi được hỏi về thái độ của bản thân khi tham gia các hoạt động chung thì có 37,8% tham gia rất tích cực, 20,6% tham gia bình thường, có tới 19,8% khơng tham gia và 21,8% khơng quan tâm tới các hoạt động đó [Phụ lục 6]. Việc thanh niên đi lao động tự do trái pháp luật còn xảy ra tương đối phức tạp

(Đoàn chưa thống kê thường xuyên được số thanh niên đi lao động tự do trái pháp luật); vấn đề nghề nghiệp và việc làm chưa đáp ứng nhu cầu của thanh niên. Cấp

bộ Đồn đã làm tốt cơng tác biểu dương, khen thưởng, song vẫn còn lúng túng trong việc nhân rộng các điển hình tiên tiến. Thêm vào đó, việc phát huy vai trị của các cơ quan báo chí, xuất bản của Đồn, các phương tiện truyền thơng hiện đại vào công tác giáo dục chưa hiệu quả. Các ấn phẩm, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền còn thiếu, chưa sinh động, hấp dẫn. Chưa phát huy hết các điều kiện, nguồn lực, thiết chế văn hóa phục vụ cho cơng tác giáo dục.

Hiện nay, để tìm kiếm được nơi vui chơi giải trí, bổ ích, an tồn sau giờ học là mơ ước của nhiều bậc phụ huynh và học sinh. Nhu cầu của thanh niên là được vui chơi, được vận động, trong khi đó các khu vui chơi, giải trí chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số con phố, ngõ nhỏ nơi ít phương tiện giao thơng qua lại được “biến” thành những điểm vui chơi, hoạt động thể thao. Đây cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nghiêm trọng bởi dễ gây những tai nạn bất ngờ. Chính vì thiếu các dịch vụ giải trí đúng nghĩa và khơng gian vui chơi lành mạnh nên khơng ít thanh niên là học sinh, sinh viên đã chọn quán điện tử,

Internet làm sân chơi với các trị chơi bạo lực. Nhiều em vì mải mê với thế giới ảo mà quên ăn, quên ngủ, khiến cho tinh thần và sức khỏe đều bị ảnh hưởng, học hành sa sút. Do vậy, cần có cái nhìn nhận đúng đắn về vấn đề sân chơi lành mạnh, bổ ích, đúng nghĩa và hợp lý cho những thế hệ tương lai của đất nước. Song để làm được điều này, không chỉ riêng trách nhiệm của mỗi gia đình mà rất cần sự chung tay của cả cộng đồng xã hội.

Ba là, Đội ngũ cán bộ Đoàn và chất lượng Đoàn cơ sở

Đội ngũ cán bộ Đoàn ở cấp cơ sở của một số quận còn hạn chế. Do nhận thức chưa sâu sắc về đổi mới phương thức giáo dục của Đoàn nên một số cán bộ Đoàn chưa đầu tư suy nghĩ và sáng tạo những mơ hình mới, phù hợp với tình hình địa phương và tâm lý thanh niên. Khả năng tham mưu, triển khai cơng tác giáo dục cịn thiếu, chất lượng chưa đồng đều. Các buổi sinh hoạt Đồn hay việc triển khai cơng tác tun truyền tới thanh niên cịn gặp nhiều khó khăn . Bởi vậy, một bộ phận thanh niên hầu như không quan tâm tới các hoạt động sinh hoạt chính trị cũng như tham gia vào các hoạt động tình nguyện, đã có 29,8% được hỏi khơng thích tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc không quan tâm (chiếm 28,2%) [Phụ lục 6].

Việc thực hiện phong trào lớn của Đoàn ở một số cơ sở chưa bền vững, chưa thật sự thu hút đoàn viên thanh niên tham gia. Mơ hình thanh niên tham gia phát triển kinh tế cịn ít. Một số đơn vị chưa chủ động tổ chức cho thanh niên tham gia thực hiện các chương trình, dự án quan trọng. Vai trị tư vấn, hỗ trợ thanh niên trong xây dựng các mơ hình phát triển kinh tế chưa được khẳng định rõ nét; một số thanh niên cịn có tư tưởng trơng chờ ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước. Bên cạnh đó, việc tập hợp thanh niên vào các hoạt động của Đoàn, Hội còn thấp, số lượng thanh niên tập hợp vào các hoạt động của Đoàn Hội đạt khoảng trên 70%, tập trung chủ yếu là thanh niên khối cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang (30% còn lại nằm ở các đối tượng thanh niên công nhân, một phần nhỏ thanh niên nông thôn và thanh niên làm nghề tự do

tại trung tâm các huyện, thành phố). * Nguyên nhân của hạn chế:

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan

Đặc điểm chung của thanh niên là đối tượng có diễn biến tâm lý khá phức tạp. Thanh niên mới lớn cịn nơng nổi, đua địi, ham thích khám phá cái mới. Sẵn sàng bỏ qua những lời khuyên bảo mà chạy theo sự ham vui, khiêu khích của bạn bè, dễ bị tiêm nhiễm cái xấu, dễ bị lơi kéo, kích động. Lối sống của thanh niên cịn bị ảnh hưởng bởi thiếu sự quan tâm của gia đình hoặc phương pháp giáo dục của gia đình khơng phù hợp. Trong số những nguy cơ tác động trực tiếp lên đạo đức, lối sống của con người mà đặc biệt là thế hệ trẻ đó là mặt trái của cơng nghệ thơng tin. Sự gia tăng những thông tin rác rưởi làm vẩn đục tâm trí con người, những trang web đen có nội dung xấu; các trị chơi điện tử đang lơi kéo thế hệ trẻ vào thế giới hư ảo, bạo lực, phi nhân tính, cướp đi sự trong sáng, hồn nhiên, thánh thiện, thay vào đó là mầm mống của các tệ nạn xã hội. Lối sống thực dụng, sống thử, tập nhiễm những thói hư, tật xấu, xuất hiện trong một bộ phận giới trẻ. Đó là những bài học đau lịng, lời cảnh báo về những tác hại khôn lường mà mặt trái của truyền thông đại chúng đem lại.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan Một là, nguyên nhân từ nhận thức

Công tác quản lý đồn viên ở một số chi đồn thiếu tính chặt chẽ, việc nắm bắt tư tưởng của thanh niên, nắm thơng tin đồn viên có lúc chưa đầy đủ, chưa chính xác, kịp thời (như việc nắm bắt thanh niên đi lao động tự do trái

pháp luật). Công tác triển khai nghiên cứu và học tập 6 bài học lý luận chính

trị trong khu vực nơng thơn cịn gặp nhiều bất cập. Công tác tham mưu, việc quan tâm chỉ đạo của một số ít cấp ủy, chính quyền cho hoạt động Đồn và phong trào thanh niên ở một số quận còn chưa thường xuyên và hiệu quả.

tính năng động, sáng tạo trong cơng tác thanh niên, nên chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Cán bộ đồn cấp trên có nơi, có lúc chưa thật sự sát sao quan tâm đến cơ sở.

Hai là, nguyên nhân từ tổ chức thực hiện

Nội dung sinh hoạt chi đoàn một số cơ sở chưa có nhiều sáng tạo, thiếu hấp dẫn, chưa thật sự đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Đội ngũ cán bộ cơ sở Đồn vẫn cịn tác phong lề lối, kỹ năng cơng tác đồn còn hạn chế, nên khả năng vận động, tập hợp đoàn viên, thanh niên chưa hiệu quả. Vai trị của người đồn viên chưa được phát huy; một bộ phận đồn viên cịn thụ động, ý thức xây dựng tổ chức chưa cao dẫn đến tình trạng bỏ sinh hoạt đồn.

Cơng tác tun truyền giáo dục của đồn có lúc chưa phù hợp với từng đối tượng. Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phong phú. Việc tuyên truyền Nghị quyết, chỉ thị chưa gắn với các chương trình hành động cụ thể. Đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên của Đồn cịn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.

Ba là, nguyên nhân từ công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp, cơ sở

đối với công tác giáo dục lối sống cho thanh niên.

Công tác kiểm tra, đôn đốc cơ sở chưa sâu sát, sự phối kết hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ. Việc nhân rộng mơ hình, điển hình tiên tiến chưa được tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời. Việc học tập Nghị quyết, chính sách tập huấn kỹ năng cơng tác Đồn mới chỉ dừng lại ở triển khai học lý thuyết, chưa kiểm tra, đánh giá sau mỗi lần học tập.

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống cho thanh niên thành phố hà nội hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)