0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Xuất phát từ những yêu cầu của tình hình mớ

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH (Trang 34 -39 )

6 Hồ Chí Minh, sđd, tập 11, tr.399.

1.3.2. Xuất phát từ những yêu cầu của tình hình mớ

Thứ nhất, bối cảnh quốc tế

Thế kỷ XXI mở ra cho nhân loại nhiều cơ hội của một tương lai tốt đẹp. Trong những năm gần đây, thế giới đang chứng kiến những biến đổi mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Chính những thay đổi đó đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới tồn cầu. Trước hết, đó là “cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và q trình tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước” [40, tr.67]. Khoa học và cơng nghệ đã có những bước tiến nhảy vọt và mang lại nhiều tiện ích cho đời sống của con người. Đồng thời, nền kinh tế tri thức đang có vai trị ngày càng nổi bật trong q trình phát triển lực lượng sản xuất.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô và các nước XHCN khác đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từng là chỗ dựa cho phong trào hịa bình và cách mạng thế giới, góp phần đấu tranh vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Chế độ XHCN ở Liên Xô và

các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ là tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới nhưng một số nước theo con đường XHCN trong đó có Việt Nam vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển.

Toàn cầu hóa đang là một xu thế khách quan, lơi cuốn nhiều nước tham gia, điều này cũng mang tới cơ hội và cả những thách thức mới. Tồn cầu hóa kéo theo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Sự du nhập của nhiều luồng văn hóa mới có ảnh hưởng ít nhiều tới nếp sống, lối sống của mỗi dân tộc. Ngày nay, thế giới đứng trước nhiều vấn đề tồn cầu mà khơng một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu khơng có sự hợp tác đa phương. Ngày 31/10/2011, thế giới đã đạt tới con số 7 tỷ người, trong đó vẫn cịn tới gần 1 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói. Cùng với những áp lực về, đói nghèo, bệnh tật, xung đột vũ trang, khủng bố, con người cũng đang phải chịu áp lực to lớn của sự ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu và những trận thiên tai vô cùng nặng nề. Năm 2013, nhân loại cũng chứng kiến cơn bão “siêu thế kỷ” Haiyan đã tàn phá, càn quét tất cả những nơi đi qua. “Sự nổi giận” của thiên nhiên đã và đang khiến cho con người nhiều lo lắng và phải suy nghĩ về những hành động mà con người đang gây ra. Đồng thời, vấn đề thất nghiệp ở nhiều nước trên thế giới vẫn đang ở mức cao gây nên những hệ lụy đáng lo ngại.

Thứ hai, tình hình trong nước

Bước vào thời kỳ mới, với đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, đất nước tiếp tục ổn định, thế và lực tăng lên không ngừng. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nhận định: “Những thành tựu, kinh nghiệm của 25 đổi mới đã tạo cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước” [40, tr. 29]. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mơ được duy trì, các mặt: chính trị, xã hội, quốc phịng và an ninh được bảo đảm và ổn định. Trong đó có những thành tựu rất đáng khích lệ về thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội gắn bó

chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn lao động và chất lượng lao động, khoa học và cơng nghệ. Thành tựu đó đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thành công của công cuộc đổi mới. Điều này đã khích lệ, động viên nhân dân tiếp tục hưởng ứng, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước với những bước tiến cao hơn. Được các nước trong khu vực cũng như các đối tác có quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem đây là một thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tạo nền tảng để Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên thể hiện tài năng, sức trẻ, cống hiến cho đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, nhiều phong trào hoạt động của tuổi trẻ đã và đang thu hút được đông đảo thanh niên tham gia. Đồng thời, tạo nên nhiều hiệu ứng tích cực từ phía xã hội như các phong trào: “Thanh niên lập nghiệp”; “Tuổi trẻ giữ nước”; “Thanh niên tình nguyện”; “Góp đá xây Trường Sa”; “Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới”… Từ những phong trào này, các thế hệ trẻ Việt Nam đã nhanh chóng trưởng thành, đóng góp cơng lao to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Có thể thấy, thế hệ thanh niên hôm nay rất năng động, sáng tạo, luôn nhạy bén với cái mới; hăng hái hưởng ứng sự nghiệp đổi mới của Đảng, kiên định con đường XHCN, thật sự là lực lượng xung kích cả về sức lực và trí tuệ trên mọi lĩnh vực của xã hội.

Thứ ba, những yêu cầu đặt ra

Tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã tạo ra những cơ hội để cho mọi cơng dân có thể mở rộng sự giao lưu và tìm kiếm cơ hội phát triển. Những nguy cơ mà Đảng chỉ ra trong quá trình đổi mới đất nước, không chỉ là những thách

thức đối với Đảng và cả dân tộc, mà cịn là thách thức đối với chính thanh niên. Q trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vừa tạo ra nhiều cơ hội, vừa đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với thanh niên cả về nhận thức chính trị, trình độ học vấn, chun mơn, nghề nghiệp. Đối với thanh niên thì điều này càng trở nên quan trọng hơn bởi tuổi trẻ luôn năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, nhanh nhạy nên có nhiều hơn các cơ hội để giao lưu, học tập, nâng cao trình độ.

Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội nói chung và thanh niên nói riêng. Sự tác động đó được thể hiện cả ở trong tư duy và hành động của giới trẻ. Một bộ phận thế hệ trẻ mất phương hướng phấn đấu, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Sự du nhập của lối sống phương Tây tiêu cực và do không nghiêm túc trong rèn luyện, bồi dưỡng nên một bộ phận thanh niên bản lĩnh chính trị non kém, dễ bị dao động về lập trường, tư tưởng chính trị. Có biểu hiện lệch lạc về giá trị đạo đức, lối sống, đề cao hưởng thụ, sống thực dụng, buông thả. Lười học tập, tu dưỡng đạo đức, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, vơ trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X, có nhận định: một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc. Học vấn của một bộ phận thanh niên nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số còn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để dung hòa được giữa truyền thống và hiện đại trong lối sống, nếp sống (đặc biệt là về đạo đức, lối sống) của thanh

niên. Họ sẽ tiếp biến như thế nào để phù hợp, đây là điều khó khăn, thách thức khơng nhỏ đối với thanh niên.

Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trị, vị trí của thanh niên. Xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên. Văn kiện Đại hội IX (2001) của Đảng đã nhấn mạnh:

Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trị xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [34, tr.126].

Văn kiện Đại hội X (2006) của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam… Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” [38, tr.106]. Đại Hội XI (2011) của Đảng cũng khẳng định: “Làm tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ” [40, tr.242 - 243].

Như vậy, bối cảnh trong nước và quốc tế không chỉ đem lại thời cơ mà cịn tạo ra nhiều khó khăn và thách thức đối với thanh niên. Đòi hỏi, mỗi thanh niên cần có đủ bản lĩnh, ý chí, trình độ để phát huy thuận lợi, tận dụng thời cơ và khắc phục mọi khó khăn để hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực trẻ, đặc biệt là sự quan tâm tới công tác bồi dưỡng đạo đức, lối sống giúp thanh niên có đủ phẩm chất, trí tuệ, xứng

đáng là người chủ tương lai của đất nước, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Chương 2

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH (Trang 34 -39 )

×