Giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống cho thanh niên thành phố hà nội hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 64 - 73)

6 Hồ Chí Minh, sđd, tập 11, tr.399.

2.3.2.1.Giải pháp về nhận thức

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục lối sống cho thanh niên theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức của tồn xã hội về tầm quan trọng của cơng tác giáo dục lối sống cho thanh niên là điều hết sức cần thiết. Khi nhận thức của xã hội được nâng lên cũng là lúc chúng ta đã tạo ra được một môi trường xã hội thuận lợi và một động lực to lớn thúc đẩy quá trình giáo dục, bồi dưỡng lối sống cho thanh niên theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Do vậy:

Một là, cần nhận thức đúng vị trí, vai trị và sự cần thiết phải giáo dục

lối sống cho thanh niên theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu mến thanh niên, những lời dạy và tấm gương trong sáng của Người là nguồn cổ vũ to lớn, cuốn hút và thôi thúc tuổi trẻ vươn lên, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với sinh viên hiện nay ở các trường chuyên nghiệp được học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh và các mơn khoa học Mác - Lênin đã giúp thanh niên có thể hiểu cụ thể, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người.

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện những tiêu chí cụ thể để rèn luyện trong từng đối tượng đoàn viên, thanh niên, xem đây là công việc thường xuyên, hằng ngày của mỗi cá nhân. Đối với thanh niên, toàn Đảng, toàn dân ta phải chăm lo, đào tạo thế hệ này kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Vì vậy, trong sự nghiệp xây dựng con người mới XHCN, cần tuyên truyền sâu rộng tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm cho thanh niên tự giác tiếp thu sự giáo dục, khơi dậy ở họ nguyện vọng phấn đấu trở thành những người có ích.

Hai là, giáo dục đạo đức cho thanh niên là nhiệm vụ thường xuyên kết

Đối với gia đình: Là mơi trường mà ở đó q trình lĩnh hội trải nghiệm các giá trị diễn ra trong suốt cả quãng đời của tuổi trẻ, lặp lại hằng ngày đến khi trưởng thành. Vì vậy, ảnh hưởng của gia đình là rất lớn, do đó, gia đình cần tạo mơi trường giáo dục hiệu quả bằng nhiều biện pháp. Cần xây dựng nền nếp gia đình, giáo dục truyền thống gia đình, quê hương, biết “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, giáo dục sự thành tâm, thành kính phù hợp với sự trang trọng, tôn nghiêm qua những dịp giỗ, tết, mừng thọ, bữa cơm sum họp gia đình. Quan trọng hơn cả chính là sự gương mẫu của người lớn trong gia đình được thể hiện qua lối sống, hành vi ứng xử.

Đối với nhà trường: Nhà trường là một thiết chế xã hội, thay mặt xã hội làm nhiệm vụ giáo dục những tương lai của đất nước. Tổ chức các hoạt động nhóm, tập thể để thực hiện những nhiệm vụ chung. Qua những hoạt động như thảo luận nhóm, thực hành, lao động, sinh hoạt ngoại khóa giúp mỗi cá nhân trải nghiệm trách nhiệm, sự tôn trọng, hợp tác lẫn nhau. Đồng thời, trong mỗi nhà trường, chính những tấm gương của các thầy, các cô, của cán bộ, công nhân viên nhà trường cũng ảnh hưởng tới giá trị sống của thanh niên.

Đối với cộng đồng, xã hội: Giáo dục lối sống cho thanh niên là trách nhiệm của cả cộng đồng. Chính quyền cần tạo điều kiện quy hoạch đảm bảo cho thanh niên có những khu vui chơi ở mơi trường an tồn, sạch đẹp. Đề ra những quy định thật rõ ràng về điều cấm đối với vị thành niên như mua, uống rượu bia hay hút thuốc lá. Các đoàn thể (Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên) cần tổ chức các buổi ngoại khóa, tổ chức các buổi vui chơi sinh hoạt vừa kết hợp giải trí và vừa mang ý nghĩa giáo dục cao. Kết hợp những buổi nói chuyện theo các chuyên đề trong đó có giáo dục lối sống cho thanh niên theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của cha ông ta, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong thanh niên. Để công tác này đạt

hiệu quả cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục lối sống cho thanh niên. Làm được điều này là góp phần lành mạnh nền đạo đức xã hội, đóng góp quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.

Thứ hai, giáo dục các chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên nhằm định hướng lối sống đúng đắn, có văn hóa.

Những chuẩn mực đạo đức góp phần điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng. Vận dụng những chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trong việc giáo dục cho thanh niên hơm nay chính là nâng cao nhận thức của thanh niên về lý tưởng cách mạng, về những chuẩn mực đạo đức cần có. Quan trọng hơn là để mỗi thanh niên làm theo và học tập, để hồn thiện bản thân mình, định hướng lối sống đúng đắn.

Một là, giáo dục cho thanh niên lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng và

tinh thần tự hào dân tộc.

Đặc trưng nổi bật trong lối sống của người Việt Nam - một thành tố làm nên bản sắc văn hóa Việt chính là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đồn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân. Đây chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Đó là tình u, sự gắn bó với q hương, xứ sở; là tấm lịng trung hiếu ln đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết; là khát vọng luôn mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, yêu nước cần được bổ sung thêm những nội dung mới. Yêu nước là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; tuyệt đối trung thành với lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của dân tộc; yêu nước là bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, kiên quyết đập tan các âm mưu và hành vi phá hoại công cuộc đổi mới đất nước. Tuyên truyền tinh thần yêu nước cho thanh niên qua việc gắn liền với tình u gia đình, xóm làng, q hương. Động viên, khích lệ thanh niên sẵn

sàng đem hết tài năng và sức lực của mình để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. u nước cịn thể hiện ở ý chí tự lực, tự cường, quyết khơng cam chịu đói nghèo, lạc hậu, vượt lên hồn cảnh khó khăn để vươn lên, xây dựng gia đình, làng bản ấm no. Đồng thời, làm tốt công tác giáo dục truyền thống, lịch sử bởi đây cũng chính là giáo dục chủ nghĩa yêu nước.

Giáo dục cho thanh niên lý tưởng, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng. Muốn kiến thiết đất nước cần có nhân tài, tương lai của đất nước trông chờ rất nhiều vào thế hệ thanh niên hôm nay. Lý tưởng mà Hồ Chí Minh quan tâm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ trong đó có thanh niên là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, là kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản; ngày hơm nay là học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước; là ra sức phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Từ năm 2013 đến hết nhiệm kỳ Đại hội XI, để nâng cao nhận thức của Đoàn viên thanh niên, cần tập trung thực hiện thành công các đợt sinh hoạt chính trị như: Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng; Khát vọng tuổi trẻ dựng xây đất nước; Tơi - người đồn viên thanh niên cộng sản; Đảng với thanh niên, thanh niên với Đảng. Cuộc vận động Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới... Những đợt sinh hoạt chính trị này có ý nghĩa to lớn trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay. Qua đó, giúp mỗi thanh niên ý thức được việc học tập, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng nhân cách. Trở thành những người biết tin tưởng, kế thừa thành công sự nghiệp xây dựng CNXH.

Hai là, giáo dục cho thanh niên các phẩm chất cần, kiệm, liêm chính,

chí cơng vơ tư, trung thực, dũng cảm, khiêm tốn, giản dị.

Cơng cuộc đổi mới tồn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta đến nay đã có tác động

mạnh mẽ, tích cực đối với sự thay đổi và phát triển của đất nước. Công cuộc đổi mới cũng đã tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống của mỗi cá nhân, đến cộng đồng về cách nghĩ, cách sống của người Việt Nam, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ nói chung.

Sinh thời, hai vấn đề nổi bật được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên cho thanh niên là giáo dục lý tưởng chính trị và trau dồi đạo đức cách mạng. Cách mạng muốn thắng lợi và có sức mạnh tự bảo vệ, khơng rơi vào thối hóa, hư hỏng thì điều mấu chốt, quan trọng nhất là sự trong sạch, liêm khiết, dũng khí chiến đấu, lịng trung thành và đức hy sinh của cán bộ, đảng viên, của đội ngũ những người cách mạng mà nòng cốt là những người trẻ tuổi Đối với thanh.

niên, lý tưởng cách mạng, động cơ và lẽ sống quyết định phương hướng hành động, niềm tin và bản lĩnh của họ. Người nhắc nhở thanh niên, tuổi trẻ, phải có hồi bão, ước mơ làm những việc lớn, to tát để mưu cầu hạnh phúc cho dân. Tuổi trẻ phải tránh xa quyền hành, địa vị, cơng danh, tiền bạc. Những cái đó nếu khơng làm chủ được, bị cuốn vào những sự cám dỗ ấy thì rất dễ hư hỏng, thối hóa.

Thanh niên phải có đức hy sinh, không vụ lợi, không tham lam, không địi hỏi, chỉ một lịng một dạ vì Tổ quốc, vì nhân dân. Để làm trịn trách nhiệm, thanh niên phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, khơng phơ trương hình thức, khơng kiêu ngạo tự mãn. Phải đem lịng chí cơng vơ tư mà đối với người, với việc, nhận lấy về mình sự hy sinh khó nhọc. Ham học, ham làm, ham tiến bộ; phải trung thực và khiêm tốn; giản dị và tiết kiệm. Trau dồi những đức tính, phẩm chất như thế là cơng việc suốt đời để hình thành văn hóa đạo đức, bản lĩnh văn hóa trong lối sống.

Là những trí thức tương lai, thanh niên phải đi đầu trong mọi hoạt động sáng tạo, không ngừng cố gắng vươn lên và hồn thiện. Cần phải làm tốt cơng tác tuyên truyền cho thanh niên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong tỉnh nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, không chỉ giúp cho thanh

niên biết tiếp thu và học tập những kinh nghiệm, cách làm hay trong kinh tế mà còn làm cho nhận thức của mỗi thanh niên được hồn thiện hơn. Bên cạnh đó, giáo dục lối sống cho thanh niên hiện nay còn phải chú ý đến việc xây dựng lối sống giản dị, tiết kiệm. Giản dị, tiết kiệm là tiêu dùng, sử dụng hợp lý tránh lãng phí, qua đó sẽ giúp ích cho cộng đồng với tinh thần tương thân tương ái. Đây là một lối sống cần thiết của con người mới trong thời kỳ CNH, HĐH. Sống giản dị, tiết kiệm cũng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước, yêu lao động, biết quý trọng thành quả lao động.

Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức chống phá, cản trở công cuộc đổi mới đất nước. Kẻ thù của thanh niên hiện nay là sự cám dỗ của danh vọng, tiền tài, tệ nạn xã hội… Đối với thanh niên nơng thơn, giáo dục lý tưởng chính trị chính là cần làm cho mỗi thanh niên phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Giữ vững lập trường, không để kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo làm việc trái pháp luật, gây tổn hại tới bản thân, gia đình. Đồng thời, cần đồn kết đấu tranh nhằm chống lại những biểu hiện suy thoái đạo đức trong đời sống xã hội, làm lành mạnh hóa mơi trường xã hội.

Thứ ba, nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020” và Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành chương trình các mơn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối khơng chun ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục tiêu chung của việc đổi mới này nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản

Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu chung đó, mục tiêu của mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng được xác định là: cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, tiếp tục cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin tạo lập những hiểu biết về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới.

Từ thực tế công tác của bản thân, tác giả nhận thấy những môn học lý luận từ lâu không phải là môn học dễ dàng đối với sinh viên, đặc biệt đối với sinh viên là người dân tộc miền núi. Do vậy, cần phải có phương thức, phương pháp truyền thụ những kiến thức đó tới sinh viên một cách dễ hiểu, gần gũi nhất. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục về chính trị, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động ngoại khóa để có thể tổ chức cho sinh viên tham gia thảo luận trong quá trình dạy và học. Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Sử dụng các phương tiện dạy học hiệu quả, kết hợp xem phim, ảnh, tư liệu về Bác Hồ. Bên cạnh đó, cần khuyến khích sinh viên viết bài đăng trên nội san của nhà trường về chủ đề học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Kết hợp cùng Đoàn thanh niên các đơn vị trường học tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động giao lưu tìm hiểu về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Trong chương trình mơn học, nên có những nội dung giảng dạy gắn lý luận với thực tiễn. Tổ chức đưa sinh viên đi thăm quan các địa danh lịch sử như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng. Đây sẽ là hoạt động rất bổ ích nhằm giúp cho sinh viên tìm hiểu sâu hơn cuộc sống bình dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh viên có thể viết bài thu

hoạch để trình bày nhận thức, những suy nghĩ, tình cảm của bản thân về tấm gương đạo đức của Người.

Văn kiện Đại hội XI (2011) của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo dục đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống cho thanh niên thành phố hà nội hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 64 - 73)