Vị trí, vai trị của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống cho thanh niên thành phố hà nội hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 29 - 34)

6 Hồ Chí Minh, sđd, tập 11, tr.399.

1.3.1.Vị trí, vai trị của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

Đảng và dân tộc

Thứ nhất, thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước; là lực lượng to lớn, đội quân xung kích trên mọi mặt trận của cách mạng

Trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam đã từng ghi danh những người anh hùng có tài chí cao, lập cơng lớn khi mới đang tuổi thanh niên. Có thể nói tới những anh hùng như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hồn, Trần Quốc Toản, Nguyễn Huệ… Với bề dày truyền thống dân tộc, trong cuốn “Lịch sử nước ta” viết năm 1942, ngay từ những dịng đầu tiên, Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Thiếu niên ta rất vẻ vang, Trẻ con Phù Đổng tiếng vang mn đời” [66, tr.259].

Q trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường cách mạng duy nhất đúng để giải phóng dân tộc, đem lại ấm no, hạnh phúc cho đồng bào, Người đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của lực lượng thanh niên. Tổ chức yêu nước, cách mạng đầu tiên mà Người thành lập là tổ chức của những người yêu nước trẻ tuổi mang tên “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”, đây cũng là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam. Đánh giá vai trò quan trọng của thanh niên đối với đất nước, trong thư “Gửi thanh niên An Nam”, phụ lục của “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925) Người đã viết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” [65, tr.144].

Từ khát vọng và bằng niềm tin của chính bản thân mình vào những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên, ý thức được sứ mệnh lịch sử của họ đối với vận mệnh nước nhà, Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên. Vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, một đất nước với hơn 90% dân số là nông dân, đa phần là mù chữ, Người đã hướng vào thanh niên, đưa họ đến với cách mạng cùng một tâm niệm: “Dân tộc bị nơ lệ thì thanh niên cũng bị nơ lệ. Dân tộc được giải phóng, thanh niên mới được tự do. Vì vậy, thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc” [72, tr.178]. Đề cao vị trí và vai trị của thế hệ trẻ trong tiến trình cách mạng, Hồ Chí Minh đã cuốn hút họ bằng chính những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết cách mạng của mình, cổ vũ họ tham gia cách mạng. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh vai trò to lớn, xung kích của thanh niên. Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, tinh thần cách mạng, sự nhiệt tình phấn đấu, sự gan dạ và những tấm gương hi sinh dũng cảm của tuổi trẻ nước nhà đã góp phần không nhỏ vào thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Sau năm 1954, đất nước tạm chia cắt thành hai miền, với hai nhiệm vụ cách mạng khác nhau. Tình hình mới của sự nghiệp cách mạng cần có sự chung sức, đồng lịng của đồng bào và chiến sĩ cả nước. Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người dũng cảm tiến lên, hăng hái thi đua sản xuất và chiến đấu. Người động viên thanh niên thực hiện tốt vai trị xung kích của mình “các cháu thanh niên gái cũng như trai hãy thực hiện tốt “ba sẵn sàng”, xung phong hiến dâng tất cả tinh thần và lực lượng của tuổi trẻ cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, cho Tổ quốc và CNXH. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, tính đến cuối tháng 5/1965 đã có 2 triệu 50 vạn đoàn viên và thanh niên thực hiện: “sẵn sàng chiến đấu”, “sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang”,“sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến”.

Tinh thần và nhiệt huyết của tuổi trẻ bùng lên mạnh mẽ ở cả hai miền Bắc và Nam. Ở miền Bắc, thanh niên hăng hái thi đua trên mọi mặt trận nơng nghiệp, quốc phịng. Tất cả dấy lên tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai” và thực hành tiết kiệm, với phương châm “thóc khơng thiếu một cân, quân không thiếu một người”, đảm bảo tất cả cho tiền tuyến miền Nam vững lòng đánh giặc cứu nước. Hịa chung với khí thế ấy, thanh niên miền Nam sôi nổi tham gia phong trào “Năm xung phong” do Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Miền Nam phát động. Các nữ thanh niên mưu trí, dũng cảm đã đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh của “đội qn tóc dài”… Thi đua chiến đấu, lao động sản xuất, học tập thanh niên đều lập nhiều thành tích to lớn. Trong số 111 anh hùng được tuyên dương tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua năm 1967 có 44 anh hùng là thanh niên. Chiến công và sự trưởng thành của thanh niên cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thật xứng đáng với lời khen của chủ tịch Hồ Chí Minh đó là những thanh niên trong “thời đại anh hùng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc” [72, tr.178]. Đây là luận điểm có ý nghĩa quan trọng, giữ vai trị khai sáng và định hướng cho cơng tác thanh niên của Đảng ta. Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008, của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đã khẳng định tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng, có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước.

Thanh niên Việt Nam hôm nay, đang nỗ lực hết mình trong học tập, rèn luyện, với sức trẻ, lòng nhiệt huyết, sẵn sàng tới bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S thân thương. Những màu áo xanh tình nguyện đã khơng cịn trở nên xa lạ,

không ngừng phấn đấu, rèn luyện, ra sức học tập để tiếp bước các thế hệ cha anh đi trước. Đất nước hội nhập và ngày càng phát triển, đòi hỏi thế hệ những người trẻ tuổi phải ý thức đầy đủ hơn về trách nhiệm; biết trân trọng và phát huy những giá trị truyền thống, có ý chí vươn lên, quyết tâm hành động, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ, chia sẻ và sống trách nhiệm với cộng đồng để cùng tạo dựng một tương lai tốt đẹp. Thanh niên hôm nay đã và đang tràn đầy sức sống, giàu nghị lực và ý chí để cống hiến cho đất nước, xứng đáng với sự tin yêu mà Người dành cho và tin tưởng “thanh niên là người xung phong trong cơng cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [76, tr. 298].

Thứ hai, thanh niên là lực lượng kế thừa và tiếp bước các thế hệ đi trước để thúc đẩy xã hội phát triển, đồng thời là người dìu dắt thiếu niên, nhi đồng.

Trong tư tưởng và tầm nhìn của Hồ Chí Minh, thanh niên là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng; là những người giữ vai trò quyết định trong việc kế thừa, bảo vệ và phát triển truyền thống yêu nước vẻ vang, bản sắc văn hóa dân tộc mà các thế hệ cha anh đi trước để lại.

Sự kế tục giữa các thế hệ nối tiếp nhau vốn là quy luật phát triển của xã hội loài người. Con người ta sinh ra ai cũng lớn lên, già đi rồi lại trở về với cát bụi, do đó “bàn giao” thế hệ là tất yếu xảy ra. Người nói: “vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng” [76, tr.298]. Điều này càng cho thấy vị trí và vai trị quan trọng của thế hệ thanh niên, do những điều kiện lịch sử cụ thể mà mỗi thế hệ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nhưng một điều không thể phủ nhận là thế hệ sau bao giờ cũng được chuẩn bị tốt hơn, tài giỏi hơn và có trách nhiệm lớn hơn thế hệ trước. Sự vận động và phát triển của xã hội luôn diễn ra mạnh mẽ, mỗi thời kỳ đều có những nhiệm vụ cụ thể. Hồ Chí Minh cũng cho rằng cơng việc ngày càng nhiều, càng mới…“Nếu thế hệ già khơn hơn thế hệ trẻ thì khơng tốt. Thế hệ già thua thế hệ trẻ mới là tốt” [76, tr. 274]. Người cũng thường xuyên nhắc lại câu tục ngữ: “Con hơn cha là nhà có phúc” để khẳng định điều đó, cũng là để nói lên những mong muốn của Người đối với thế hệ trẻ và cả những kỳ vọng của Người đặt vào lớp lớp con cháu.

Thanh niên cũng đóng vai trị là cầu nối, kế thừa giữa các thế hệ trước và định hướng, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai đó là các cháu nhi đồng. Bác căn dặn: “Ln ln chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo” [77, tr.619]. Thanh niên là tấm gương gần nhất đối với thế hệ “măng non”, nếu tấm gương ấy tốt thì sẽ cổ vũ, động viên cho các nhi đồng học tập và noi theo, ngược lại sẽ mang lại những ảnh hưởng khơng tốt về sau. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tương lai của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc và sự thắng lợi, phát triển của cách mạng phần lớn phụ thuộc vào việc giáo dục thanh niên. Bởi vì việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lớp lớp thanh niên Việt Nam thế hệ sau đã tiếp bước thế hệ trước, với sức trẻ của tuổi thanh xn đã khơng ngừng nỗ lực phấn đấu góp phần to lớn vào công cuộc giữ nước và dựng nước.

Một phần của tài liệu Giáo dục lối sống cho thanh niên thành phố hà nội hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 29 - 34)