6 Hồ Chí Minh, sđd, tập 11, tr.399.
2.1.2.1. Sự ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường
Công cuộc đổi mới ở nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Không thể phủ nhận những thành quả của nền kinh tế thị trường mang lại cho đời sống xã hội, thúc đẩy trí tuệ và năng lực sáng tạo cá nhân, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Cùng với thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế thị trường có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người, đặc biệt là với sự hoàn thiện nhân cách của thanh niên - thế hệ trẻ nhạy bén, dễ tiếp nhận và thích nghi với những điều mới mẻ.
Sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường lên một bộ phận không nhỏ thanh niên được biểu hiện qua nhận thức sai lệch về lý tưởng, đạo đức, lối sống của thanh niên. Lối sống ích kỷ, chạy theo đồng tiền, lấy đồng tiền làm thước đo nhân cách, chạy theo sự hưởng thụ các giá trị văn hóa thấp hèn. Con người dễ tuyệt đối hóa các giá trị vật chất, đề cao lợi ích cá nhân. Để đạt được lợi ích cá nhân vị kỷ, nhiều người đã quay lưng lại, thậm chí chà đạp lên lợi ích chung, làm đảo lộn các giá trị, các chuẩn mực đạo đức xã hội, phai nhạt lý tưởng, niềm tin vào CNXH. Mặt trái của cơ chế thị trường cũng làm
gia tăng về khoảng cách giàu - nghèo, sự phân hóa sâu sắc trong xã hội đã dẫn tới sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh niên nói chung.
Hịa chung với sự phát triển của đất nước, ở Hà Giang sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh đi kèm với đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đã tác động không nhỏ tới nhận thức của một bộ phận đoàn viên thanh niên. Tuy mức độ biểu hiện không thực sự gay gắt như ở các địa phương khác do ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên và dân trí. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình mới, một bộ phận thanh niên dễ bị dao động về lập trường tư tưởng, có biểu hiện lệch chuẩn về giá trị đạo đức lối sống. Bên cạnh đó, nhu cầu hướng nghiệp, giải quyết việc làm, hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh của tuổi trẻ đang là vấn đề bức thiết. Việc giáo dục nâng cao năng lực hội nhập, kỹ năng xã hội, khả năng tư duy độc lập của thanh niên chưa đáp ứng địi hỏi của q trình phát triển.