Thẳng thắn nhìn nhận sai lầm

Một phần của tài liệu 11 LỜI KHUYÊN DÀNH CHO THẾ HỆ TRẺ CỦA BILL GATES (Trang 42 - 43)

Trên đường đời dài đằng đẵng, bạn luôn mong mỏi sự nghiệp của mình có thể đạt được thành công, nhưng nếu hành trang của bạn lại chỉ có những tri thức đã học được tại trường học thì quả là quá ít. Bạn còn cần phải có những tri thức về cuộc sống, xã hội. Cuộc sống là người thầy nghiêm khắc nhất, có phương pháp giáo dục hoàn toàn khác so với các giáo trình trong trường học. Phương pháp giáo dục của cuộc sống là bạn phải phạm sai lầm trước, rồi từ đó rút ra bài học. Rất nhiều người do không biết cách tìm ra chân lý từ những sai lầm nên chỉ biết trốn tránh sai lầm. Họ không biết rằng bản thân hành động này đã tạo ra một sai lầm lớn, một số người còn lặp đi lặp lại nhiều lần những sai lầm mà bản thân đã từng phạm phải trước đây. Sở dĩ họ liên tiếp phạm phải cùng một sai lầm là vì họ không biết làm thế nào để rút ra bài học kinh nghiệm từ những sai lầm phạm phải. Ở trường học, bạn có thể được coi là một học sinh thông minh bởi vì bạn không phạm phải sai lầm; nhưng trong cuộc sống, bạn có trí tuệ, có sự sáng suốt bởi vì bạn đã từng phạm sai lầm, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm đó. Nếu một người thực sự rút ra được những bài học từ những sai lầm thì cuộc sống của anh ta sẽ có sự thay đổi. Cái mà anh ta có được không chỉ là kinh nghiệm mà còn là trí tuệ.

Bản thân sai lầm không có gì đáng sợ, điều đáng sợ là sai lầm một cách vô ích. Một người dù phạm một sai lầm nhỏ nhưng nếu anh ta có thể tổng kết các bài học thất bại, biết được tại sao mình thất bại và không phạm phải những sai lầm lớn hơn, thì những bài học về sai lầm mà anh ta có được còn quan trọng hơn những kinh nghiệm về thành công.

Có người đã từng căn cứ vào khả năng lợi dụng một cách hữu hiệu sai lầm để chia con người ra thành 4 loại. Loại thứ nhất, không thể rút ra bài học từ sự thất bại, luôn phạm phải những lỗi lầm giống nhau. Loại người này không có cách gì để vươn lên. Loại người thứ hai, tuy có thể rút ra bài học từ những sai lầm, không phạm phải những sai lầm giống nhau, nhưng do không thể phát hiện ra những điều mang tính quy luật từ sự thất bại nên luôn phạm phải những sai lầm khác nhau. Loại người này cũng khó có khả năng tiến xa. Loại người thứ ba, có khả năng tổng kết các bài học và quy luật từ những sai lầm mà mình mắc phải, có thể coi họ là người thông minh. Nhưng do họ chỉ có thể tổng kết những bài học từ những thát bại của bản thân nên tuy không phạm phải sai lầm giống như bản thân đã từng mắc phải nhưng lại luôn phạm phải những sai lầm mà người khác mắc phải. Loại người thứ tư vừa không phạm phải sai lầm mà mình từng mắc phải lại không phạm phải sai lầm mà người khác từng mắc phải. Kinh nghiệm của người khác cũng chính là kinh nghiệm của bản thân anh ta; bài học của người khác cũng chính là bài học của anh ta. Chỉ có loại người thứ tư mới biết cách lợi dụng một cách có hiệu quả nhất giá trị của những thất bại.

Con người khi đạt được thành công, họ luôn cho rằng đó là do bản thân sáng suốt thông minh, rất ít người cho rằng đó là do vận may; còn khi phạm phải sai lầm, họ lại luôn đổ tội cho số phận, họ sợ phải thừa nhận sai lầm, phân tích sai lầm, dẫn đến việc, họ lại phạm phải những sai lầm tương tự. Họ không biết rằng bản thân những sai lầm cũng có những giá trị nhất định. Chỉ có những người biết tổng kết những bài học kinh nghiệm từ những thất bại, không than thân trách phận mới có thể tránh không phạm lại những sai lầm đã mắc phải.

“Một người bị lừa hai lần thì nên bị hủy diệt”. Một người thực sự thông minh không được phép phạm phải sai lầm mà mình đã từng mắc phải. Đúng vậy, phạm phải sai lầm không có gì đáng sợ, chỉ cần không phạm phải sai lầm tương tự đã là một tiến bộ. Con chó, con mèo bị hại một lần, lần sau nếu gặp phải hoàn cảnh tương tự, chúng sẽ biết tránh thật xa. Động vật còn như vậy, chúng ta lẽ nào lại không làm được như thế?

Rất nhiều người luôn có những quyết định sai lầm, cho dù đã đọc bao nhiêu sách, học qua bao nhiêu kỹ xảo nhưng mỗi lần đến giờ phút quan trọng để đưa ra quyết định, họ lại bỏ qua toàn bộ những nguyên tắc và kỹ xảo cần phải sử dụng, để mặc cho một sức mạnh hoàn toàn xa lạ dẫn dắt họ đưa ra quyết định. Đương nhiên, sau này chắc chắn họ sẽ phải vô cùng ân hận về quyết định của mình.

Chúng ta đôi khi có thể làm những việc mà mình biết rõ là sai lầm.

Dù biết rõ rằng ăn quá nhiều bánh kem sẽ bị đau bụng nhưng chúng ta vẫn cứ ăn, đến khi bị đau bụng quằn quại thì mới tự trách mắng bản thân.

Dù biết rõ rằng khi bị lạc đường thì nên hỏi đường những người đang đi, nhưng chúng ta lại không hỏi, cứ vòng đi vòng lại chỗ cũ cho tới khi mặt trời lặn.

Có người bị bệnh đau dạ dày, bác sỹ dặn không được ăn những đồ kích thích, kiêng thuốc lá, rượu bia nhưng anh ta lại không nghe, cứ làm theo ý mình, cho đến khi bệnh trở nên trầm trọng thì lại kêu la than vãn.

Dù biết rõ rằng xử lý công việc một cách nóng vội đã khiến bản thân chịu nhiều thiệt thòi, nhưng khi sự việc xảy ra, bạn vẫn duy trì cách làm việc đó.

Tại sao chúng ta lại không thể “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, tránh phạm phải những sai lầm cũ?

Bill Gates khuyên rằng, sau khi phạm sai lầm, tuyệt đối không áp dụng các hành động sau:

Một phần của tài liệu 11 LỜI KHUYÊN DÀNH CHO THẾ HỆ TRẺ CỦA BILL GATES (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)