Bill Gates chỉ ra rằng, rất nhiều người khi phạm sai lầm, tâm lý họ thường không biết đến sai lầm đó, chỉ tính toán làm sao để che giấu sự thực. Thực ra, sai lầm cũng là kinh nghiệm, dám thừa nhận sai lầm là một trong những phương pháp để hoàn thiện bản thân.
Nhân vật Roosevelt vĩ đại cũng không bao giờ sợ thừa nhận sai lầm mà mình mắc phải. Ông đã thể hiện phẩm chất cao quý này từ khi còn làm đội trưởng đội cảnh sát số 18 tại NewYork. Một trung úy đã từng ở cùng đội với ông nói: “Khi Roosevelt dẫn đội luyện tập, giữa chừng ông thường hét lên “dừng một chút”, đồng thời rút từ túi quần một cuốn sổ tay huấn luyện, trước mặt mọi người, mở đến một trang nào đó, tìm được nội dung mình cần, đọc một lượt thật chăm chú rồi nói với chúng tôi: “Vừa rồi tôi làm sai một chút, lẽ ra phải làm như thế này”. Những người như ông quả là không nhiều. Đôi khi chúng tôi không thể nhịn được cười trước hành động này của ông”.
Khi làm Thị trưởng thành phố NewYork, trong một tình huống nghiêm trọng hơn, Roosevelt cũng đã thể hiện sự dũng cảm dám thừa nhận sai lầm của mình. Sau khi một điều khoản do Roosevelt đề nghị được nghị viện thông qua, phát hiện ra phán đoán của mình là sai lầm, ông đã dũng cảm chủ động thừa nhận sai lầm của mình.
“Tôi cảm thấy rất xấu hồ” - ông thừa nhận trước nghị viện - “khi tôi tích cực ủng hộ điều khoản này, quả thực ban đầu tôi cũng có âm thầm đau khổ, tôi không nên làm như thế, nhưng sở dĩ tôi làm như vậy, một phần là do tấm lòng muốn báo đáp của tôi, một phần là làm theo nguyện vọng của nhân dân NewYork”.
Từ đây chúng ta có thể thấy, tìm lời lẽ để biện minh cho mình không phải là thói quen của Roosevelt. Ngược lại, ông thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình, đồng thời cố gắng để sửa chữa sai lầm đó. Những người thẳng thắn phi thường như ông xứng đáng để chúng ta khâm phục. Benjamin Franklin là một trong những quan chức ngoại giao tài giỏi nhất, kiệt xuất nhất trong
lịch sử nước Mỹ. Khi Franklin còn là một thanh niên trẻ sôi nổi, một người bạn đã từng phê bình ông, chỉ ra cho ông thấy sự cay nghiệt, khó có thể khoan dung trong cá tính của ông. Sau này Franklin đã dần dần sửa đổi tính kiêu ngạo của mình, trở nên chín chắn hơn, thông minh hơn. Sau này, Franklin nói: “Tôi đã lập ra một quy tắc, tuyệt đối không nên phản đối ý kiến của người khác một cách trực diện, bản thân cũng không được phép võ đoán. Tôi thậm chí không cho phép mình dùng từ một cách quá tự chủ cả trên văn nói và văn viết. Tôi không nói những từ như “đương nhiên”, “không nghi ngờ gì”,... mà đổi thành “tôi nghĩ rằng”, “tôi cảm thấy” hoặc “tôi nghĩ việc này nên như thế này”, v.v...”. Phương pháp này đã khiến ông dần trở thành một người thành đạt trong sự nghiệp.
Sai lầm có ý nghĩa giáo dục, mọi người có thể rút ra những bài học từ sai lầm của mình. Như vậy, một lỗi lầm nhỏ cũng có thể cảnh báo, giúp chúng ta tránh được những sai lầm lớn. Người không chịu thừa nhận sai lầm của mình không chỉ mất đi những kinh nghiệm quý báu để tránh được những sai lầm lớn hơn mà còn có thể tiếp tục mắc phải sai lầm tương tự.