Chủ động thích nghi với đối phương

Một phần của tài liệu 11 LỜI KHUYÊN DÀNH CHO THẾ HỆ TRẺ CỦA BILL GATES (Trang 73 - 75)

Mỗi người khi tiếp xúc với người khác đều sẽ gặp hai loại người: loại người hợp và không hợp với chúng ta. Nếu là ở trường học, chúng ta có thể tránh không giao tiếp với những người không hợp với tính cách của mình; nhưng trong một doanh nghiệp thì lại không thể làm như vậy. Cùng làm việc với cấp trên, đồng nghiệp, nếu bản thân không thể nỗ lực thích nghi với đặc điểm về tính cách của đối phương một cách chủ động và tích cực thì công việc sẽ không thể tiến triển một cách thuận lợi.

Bill Gates cho rằng, trong số những người mà mối quan hệ xã giao của họ thường xuyên có vấn đề, đa số họ đều từ bỏ nỗ lực thích nghi với đặc điểm tính cách của người khác một cách chủ động và tích cực. Bản thân không đưa ra sự nhượng bộ, không nỗ lực thích nghi với người khác mà chỉ một mực phê bình người khác: “người này có khuyết điểm”, “người kia khiến người khác ghét”,... thì không thể thiết lập được mối quan hệ xã giao tốt với người khác. Thiết lập mối quan hệ xã giao hữu hảo với những người hợp với mình thì ai cũng làm được; nhưng với những người có tính cách không phù hợp với mình hoặc bản thân không thích thì cũng nên cố gắng để thích nghi, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt với họ, đây mới có thể coi là một “nhà ngoại giao” xuất sắc.

Một doanh nghiệp dù rất nhỏ cũng đều đặt ra mục tiêu để duy trì kinh doanh. Để thực hiện mục tiêu này, mỗi một nhân viên trong công ty đều phải làm tốt công việc theo phận sự của mình. Bởi vì, nếu chỉ dựa vào sự nỗ lực của một cá nhân thì không thể thực hiện được mục tiêu phấn đấu của công ty. Do đó, nếu những thành viên trong công ty không thể hợp tác tốt với nhau, không thực hiện được mục tiêu từng tháng, từng năm, thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại, càng không thể phát triển được.

nên đồng tâm hợp lực để làm việc, đây là điều kiện tất yếu để một doanh nghiệp có thể tồn tại. Vậy, làm thế nào để làm được điều này?

Đầu tiên, phải nhận rõ được đặc điểm tính cách của đối phương, sau đó áp dụng những nguyên tắc giao tiếp thích hợp. Ví dụ, đối với những người kỹ tính, bạn hãy chọn lễ nghĩa, nếu áp dụng những phương pháp thô lỗ thì giữa hai người không thể thiết lập được mối quan hệ hòa đồng. Ngược lại, đối với những người không câu nệ tiểu tiết, việc quá cẩn thận trong cách cư xử sẽ khiến đối phương khó chịu, cũng không gây được thiện cảm với đối phương. Muốn hài hòa mối quan hệ xã giao của bản thân, khiến tinh thần của bản thân thoải mái để công tác, bạn nhất định phải nỗ lực để thích nghi với người khác, áp dụng những quy tắc xã giao tương ứng.

Để thiết lập được quan hệ tốt với những người có tính cách không phù hợp với mình, bạn nên chú ý lưu tâm nhiều hơn trong các giao tiếp hàng ngày. Trên cơ sở nắm bắt những kỹ năng giao tiếp thông thường, bất luận là gặp phải việc gì, bạn cũng nên thử thay đổi cách tư duy, quan điểm, cách nhìn của mình. Những nỗ lực này có tác dụng rất lớn trong việc làm thay đổi mối quan hệ của hai bên theo chiều hướng tốt hơn.

Bạn phải biết rằng, khó chịu và chán ghét không giống nhau. Khi cảm thấy đối phương khó đối phó, gây khó chịu, bạn không nên để điều này phát triển thành sự chán ghét trong tình cảm cá nhân, đây là một điều vô cùng quan trọng. Bởi vì, một khi đã có cảm giác chán ghét, bạn sẽ rất khó để thay đổi ấn tượng của mình với người đó.

Nên tăng cường giao lưu với những người có tính cách không hợp với mình, bởi ai cũng muốn tránh giao lưu ngay từ giây phút đầu tiên khi cảm thấy đối phương không hợp với mình. Như vậy, quan hệ giữa hai bên sẽ không bao giờ có được sự thay đổi theo chiều hướng tốt. Càng là những người không hợp với mình thì lại càng phải tăng cường cường độ giao tiếp với họ, càng phải chủ động tìm hiểu họ. Làm như vậy là để tăng cường sự hiểu biết giữa hai bên. Nắm bắt được tính cách và cá tính của đối phương, bạn mới có thể loại bỏ được những hiểu lầm và cách nhìn sai lệch từ cả hai phía, từ đó có thể tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau, xóa bỏ được những ngăn cách.

Ngoài ra, không nên suy đoán một cách võ đoán từ những lời nói hay sự biểu cảm, thái độ hoặc động tác của đối phương, bởi vì có những người không giỏi trong việc bộc lộ tình cảm, thuộc tuýp người hướng nội. Thông qua việc tiếp xúc, giao lưu thường xuyên, rất có thể chúng ta sẽ phát hiện ra rằng mình đã hiểu lầm đối phương, mối quan hệ giữa hai bên cũng vì thế mà có được những chuyển biến tốt.

Tóm lại, điều quan trọng nhất là phải chủ động tiếp xúc, giao lưu với đối phương, để đối phương có một tâm trạng tốt. Đây là bí quyết để thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa hai bên.

Có rất nhiều người trong lòng thì cho rằng “tuyệt thật!”, “giỏi quá!”, “đẹp quá!” nhưng lại không hay nói ra, có thể vì họ cho rằng “dù không nói ra thì anh ta cũng có thể cảm nhận được”. Nhưng trong cuộc sống hiện thực, có rất nhiều chuyện mà nếu bạn không nói ra thì người khác không biết. Nếu không dùng ngôn ngữ để truyền đạt thì tình cảm mà bạn có sẽ không bao giờ đến được đối phương.

Những lời khen chân thành đối với đối phương cần được nói ra với một thái độ chân thành, để đối phương biết được tình cảm của bạn. Những lời khen xuất phát từ sự chân thành là cơ sở cho sự giao lưu về tư tưởng và tình cảm.

tích cực ưu điểm và sở trường của người khác, họ chỉ thấy được những nhược điểm và sở đoản của người khác. Loại người này khi miễn cưỡng khen ngợi người khác sẽ khiến người khác cảm thấy không vui. Có một điểm mà chúng tôi cần phải nhắc bạn, ưu điểm và nhược điểm luôn luôn chỉ là tương đối. Dưới những cách nhìn nhận khác nhau, khuyết điểm cũng có thể trở thành ưu điểm.

Một phần của tài liệu 11 LỜI KHUYÊN DÀNH CHO THẾ HỆ TRẺ CỦA BILL GATES (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)