“Tôi đã sớm nói với anh rằng làm như vậy không có hiệu quả”, “Việc này khó quá, chẳng đáng để tôi phải bỏ ra nhiều tinh lực như vậy, nên đổi một việc khác đơn giản hơn”, “Nhìn xem, tôi đã làm những gì, tôi không muốn tự gây rắc rối cho mình”. Nếu một người nói rằng: “Bài học mà tôi có được là không bao giờ được làm giống như vậy nữa”, thì người đó có lẽ vẫn chưa lĩnh hội được tầm quan trọng của việc phạm sai lầm. Bởi vậy, có rất nhiều người sống trong thế giới của sự nghèo khó bởi vì họ không ngừng nói với bản thân rằng: “Tôi sẽ không bao giờ làm như vậy nữa”, mà không nói rằng: “Tôi đã học được nhiều điều từ những sai lầm đó”. Những người trốn tránh sai lầm hoặc lãng phí những sai lầm không thể là những người có trí tuệ cao siêu, những thành tựu mà họ đạt được trong sự nghiệp cũng sẽ bị hạn chế.
Những thành công to lớn mà Bill Gates thu được trong quá trình đầu tư chất xám có thể quy về nhiều nhân tố, nhưng nhân tố quan trọng nhất là thái độ của ông đối với những sai lầm mà mình mắc phải. Trên thực tế, ông cũng giống như chúng ta, không thích phạm phải sai lầm, nhưng ông không hề sợ hãi khi phải đối mặt với sai lầm, thậm chí còn mạo hiểm để phạm sai lầm. Những người thông minh cũng khó tránh khỏi thất bại trong kinh doanh, tuy nhiên, đối với những sai lầm đã phạm phải, họ không vì thế mà mất đi ý chí. Ngược lại, họ càng trở nên lạc quan, thông minh và dũng cảm, quyết đoán, bởi vì từ đó họ đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý báu và phong phú.