Bệnh dovi khuẩn Pseudomonas

Một phần của tài liệu tìm hiểu về vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản (Trang 25 - 26)

Tác nhân gây bệnh

Pseudomonas là một giống thuộc họ Pseudomonadaceae, bộ Pseudomonadales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Vi khuẩn gram

âm, hình que hoặc hơi uốn cong, khơng sinh bào tử, kích thước 0,5 – 1,0 x 1,5 – 5,0 μm. Chúng chuyển động bằng một hoặc nhiều tiên mao. Chúng phát triển trong môi trường đơn giản và hiếu khí. Đa số chúng có thể oxy hố hoặc một số ít khơng oxy hố và khơng lên men trong môi trường O/F Glucose. Chúng sing sắc tố màu vàng – xanh, xanh, xanh nhạt. Giới hạn nhiệt độ phát triển rất rộng từ 4 – 430C. Thành phần Guamin, Cytozin trong DNA là 55 – 64 mol %.

Chúng phân bố rộng khắp trong môi trường, trong đất và trong nước và chúng có thể gây bệnh cho người, động vật và thực vật. Thường phân lập vi khuẩn từ da, gan, thận là tác nhân gây bệnh ở cá: P. fluorescens, P. chlororaphis, P.

anguilliseptica, P. dermoalba, P. putida

Hình 2.28: Khuẩn lạc vi khuẩn Pseudomonas sp.

Dấu hiệu bệnh lý

Cục bộ hoặc đại bộ phận da cá xuất huyết, vẩy rụng rõ nhất là 2 bên thân và phía bụng, gốc vây lưng hoặc toàn bộ vây lưng đều xuất huyết, các tia vây rách nát cụt dần. Có lúc ruột xuất huyết và viêm nên gọi là bệnh xuất huyết.

Thời kỳ đầu ở chỗ cán đi có một điểm trắng, sau đó lan dần về phía trước cho đến vây lưng và vây hậu môn, cả đoạn thân sau mưu trắng. Bệnh nặng cá cắm đầu xuống dưới, đuôi hướng lên trên tạo thành vng góc với mặt nước cá nhanh chóng chết hưng loạt, dấu hiệu này thường gặp ở cá hương, giống và gọi là bệnh trắng đi.

Hình 2.29:Lươn bị xuất huyết do nhiễm Pseudomonas.

Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh xuất huyết thường gặp ở cá trắm cỏ, trắm đen, cá chép, cá chình Nhật Bản, cá chình Châu Âu... Bệnh trắng đi thường gặp ở cá hương mè, trắm cỏ, mè vinh...tỷ lệ chết rất cao. Đặc điểm của bệnh xuất huyết xuất hiện quanh năm kể cả mùa đơng nhiệt độ lạnh và mùa hè nóng lực. Bệnh đã xuất hiện ở Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Thái Lan. Pseudomonas gây bệnh nhiễm trùng máu nhưng không nguy hiểm cho cá nuôi. Ở Indonesia bệnh gặp ở cá tai tượng và gọi là bệnh “giang mai ở cá”.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản (Trang 25 - 26)