Bệnh vi khuẩn dạng sợi (bệnh hình trụ)

Một phần của tài liệu tìm hiểu về vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản (Trang 29 - 33)

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh hình sợi cá là vi khuẩn Flexibacter columnaris (Syn.

Cytophaga columnaris) thuộc họ Flexibacteraceae, bộ Sphingobacteriales, lớp Sphingobacteria, ngành Bacteroideles. Vi khuẩn hình que (dạng sợi) mềm mại.

Trong các mẫu mô nhiễm bệnh thấy rõ nhiều vi khuẩn dạng sợi mảnh dẻ. Trong cá mẫu mô nhiễm bệnh thấy rõ nhiều vi khuẩn chuyển động lướt nhẹ nhàng và tập hợp thành một trụ hình khối nên có tên gọi là bệnh hình trụ. Các khối trụ cũng chuyển động uốn cong. Vi khuẩn Gram âm, dạng hình que dài mảnh dẻ (dạng sợi mảnh) kích thước 0,3 – 0,5 x 3 – 8 μm.

Hình 2.34: Khuẩn lạc của Flexibacter columnaris phát triển trên môi trường Cytophaga agar.

Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện các đốm trắng trên thân, đầu, vây, mang. Các đốm lan rộng thành các vết loét, xung quanh màu đỏ, ở phần giữa màu vàng hoặc xám, da cá có thể bị lột ra vết loét lan rộng. Các mép vây biến màu sau lan dần tới gốc vây, các vây hoại tử cụt dần. Trên mang xuất hiện các vết loét, tơ mang bị phá huỷ làm cá ngạt thở. Bệnh khơng gây thương tích lớn trong các cơ quan nội tạng. Bệnh thường xảy ra khi cá nhốt với mật độ dày, mơi trường nghèo dinh dưỡng.

Hình 2.35: Cá song giống bị bệnh hoại tử cụt đuôi.

Phân bố và lan truyền bệnh

Cá nước ngọt đã nhiễm bệnh hình trụ: cá trình – Anguilla japonica, A. anguilla;

cá – Misgurnus anguillicaudatus; cá vàng – Carassius auratus; cá chép – Cyprinus

carpio; cá trắm cỏ – Ctenopharyngodon idellus;… Ở Đông Nam Á bệnh đã gây ra ở

cá trê vàng Clarias macrocephalus giết chết 90% cá trê giống trong ao ni trong vịng 24h. Ở nước ngọt, bệnh thường xuất hiện gây cá chết ở nhiệt độ 20 – 350C, dưới 150C ít khi xuất hiện bệnh.

Ở Việt nam, nuôi cá lồng biển không nhiều, nhưng một số lồng nuôi cá mú (cá song) mật độ dày vào mùa xuân và mùa thu có thể xuất hiện bệnh hình sợi. Vi khuẩn dạng sợi gây bệnh ở nhiều loài động vật thuỷ sản nước ngọt và nước mặn, cá basa....

2.3. GIỚI THIỆU VỀ Vibrio sp. GÂY BỆNH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY

HẢI SẢN

2.3.1. Tổng quan về Vibrio sp.

2.3.1.1. Đặc điểm của Vibrio sp. gây bệnh

Vibrio có nguồn gốc từ “Vibrae” có nghĩa là dao động, gồm các vi khuẩn có

dạng que uốn cong, có dạng dấu phẩy, có một tiên mao. Phần lớn các loài Vibrio sống hoại sinh chỉ một số ít có khả năng lây bệnh cho người. Vibrio cholerae (phẩy trùng tả) gây bệnh cho người, có khả năng sống trong nước đến 3 tuần.

Một số chủng Vibrio có khả năng tiết hemolysine làm tan hồng cầu gây ngộ độc. Chúng sống trong nước ấm và bùn lắng ở đầm hồ và vùng nước lợ ven biển, vi

khuẩn bám vào chitin của cua và các loại thân mềm, tồn tại trong thịt hay nội tạng của tơm, cua… Đặc trưng của lồi Vibrio là khả năng phát triển trong điều kiện pH rất cao (8,5 – 9,5) và bị tiêu diệt nhanh ở môi trường acid. Vibrio chứa các loại kháng nguyên O, K, H.

Hình 2.36: Vi khuẩn Vibrio sp.

2.3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh

− Điều kiện mơi trường xấu: Oxi hịa tan thấp, nền đáy tích tụ nhiều thức ăn thừa, tơm đã mang sẵn mầm bệnh trên các mô và bị sốc bởi các yếu tố môi trường xấu dẫn đến nhiễm bệnh, vùng đáy ao chứa nhiều chất thải độc, môi trường bị nhiễm bẩn hữu cơ, môi trường ở các vùng thâm canh năng suất cao ngày càng xấu đi.

− Do chất lượng nước không ổn định: pH < 5,5: Giảm khả năng đề kháng của tôm đối với vi khuẩn; pH > 8: Mô bị phá hủy, gia tăng ammonia trong mơi trường, độ mặn thích hợp cho tơm sú là 15 – 20%, sự thay đổi độ mặn vượt ra ngồi giới han thích ứng của tơm  gây sốc và giảm khả năng đề kháng bệnh, khí H2S, ao quá trong…

2.3.2. Vibrio sp. gây bệnh trên tôm

2.3.2.1. Lịch sử phát hiện bệnh

Bệnh do vi khuẩn Vibrio đã được phát hiện rất sớm từ năm 1970 bởi Tukiash khi bệnh xảy ra và gây chết với tỷ lệ > 50% trên đối tượng nuôi thủy sản là cua xanh (Callinectes sapidus). Đến năm 1977, Fisher đã thơng báo các lồi tơm hùm châu Mỹ như: Homarus americarus, H. gammarus... hay tôm hùm châu Á (Panulirus

homarus, P. ornatus...) đều có thể bị nhiễm bệnh do vi khuẩn Vibrio. Kết quả này

cũng được thơng báo bởi Roald và Bowser, 1981.

Ngồi ra, Lioo và các ctv của ông đã thông báo hiện tượng tơm sú bị bệnh đỏ thân có liên quan đến thức ăn thối rữa. Nhưng có một số quan điểm khi nghiên cứu

và phát hiện bệnh đỏ thân trong các ao nuôi tôm Sú ở Philippines với thức ăn tổng hợp (công nghiệp) cho rằng: bệnh đỏ thân xảy ra có liên quan đến khi độc trong ao. Năm 1990, ông Hassawai cho rằng tác nhân gây ra bệnh đỏ thân ở Thái Lan là do phẩy khuẩn. Ở Việt Nam, có một số tác giả cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh đỏ thân là do tôm ăn Artemia và tảo già. Tuy nhiên theo nghiên cứu của viện nuôi trồng thuỷ sản 3 thì bệnh đỏ thân do một giống vi khuẩn Vibrio alginolyticus gây ra trên tôm sú. Cho đến nay bệnh này được phát hiện ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nghiên cứu của Newman và Feng, 1982 cho biết loài cua đá (Callinectes

irroratus) cũng có thể bị chết do cảm nhiễm Vibrio ở 20oC sau 24h.

Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1989 – 1990 các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng bệnh Vibriosis, đặc biệt là bệnh phát sáng rất phổ biến trong các trại sản xuất tôm sú giống và trong ao ni thương phẩm (Đỗ Thị Hịa, 1995,1997). Những năm gần đây, nghề nuôi cá và động vật thân mềm nước mặn phát triển và bệnh Vibriosis đã trở thành bệnh thường gặp và gây nhiều tác hại cho nghề nuôi thủy sản.

Vi khuẩn thuộc giống Vibrio sống vào ký sinh trên cơ thể động vật thủy sản đều gây ra một số dấu hiệu bệnh lý nhất định. Cho đến nay, một số tác giả cho rằng

Vibrio là tác nhân đầu tiên gây ra các bệnh cho tôm. Ngược lại một số tác giả lại cho

rằng: Vibrio chỉ là tác nhân thứ 2. Bệnh này xảy ra như là kết quả của các điều kiện khác: tôm bị bệnh truyền nhiễm hay các bệnh về dinh dưỡng, tôm bị thương hoặc điều kiện môi trường khắc nghiệt. Trong nghiên cứu bệnh động vật thuỷ sản phân lập

Vibrio từ mẫu bệnh khơng khó nhưng xác định vai trị của chúng trong một bệnh

khơng đơn giản và cảm nhiễm trở lại khó thành công do không tạo được các yếu tố điều kiện để bệnh bùng phát.

2.3.2.2. Phân loại

Bộ: Eubacterriales Họ: Vibrionaceae

Giống: Vibrio

Loài: V.alginolyticus; V.parahaemolyticus; V.anguillarum; V.harveyi; V. salmonicida; V.splendidus.

2.3.2.3. Đặc điểm chung

Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae là những lồi vi khuẩn Gram (-), hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3 – 0,5 x 1,4 – 2,6µm. Chúng khơng sinh bào tử và chuyển động nhờ một hay nhiều tiên mao mảnh nằm ở một đầu vi khuẩn.

Tất cả những loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio đều là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, vi khuẩn khơng phát triển trong môi trường không muối (NaCl) và không sinh H2S. Chúng mẫn cảm với thuốc thử Vibriostat 0/129.

Về cơ bản, các lồi vi khuẩn này đều có mặt trong mơi trường nước, đặc biệt là nước biển và cửa sơng, Na+ kích thích cho sự phát triển của tất cả các loài Vibrio và

nhiều loài là nhu cầu tuyệt đối. Hầu hết các mẫu phân lập từ bệnh vỏ và viêm ruột của tôm trưởng thành đều gặp loài V.alginolyticus; V. parahaemolyticus,

V.anguillarum.

Hình 2.37: Khuẩn lạc của V.alginolyticus và V.parahaemolyticus

2.3.2.4. Đặc điểm dịch tễ

Một phần của tài liệu tìm hiểu về vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w