CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu tìm hiểu về vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản (Trang 55 - 56)

3.1. KẾT LUẬN

Qua kết quả tìm hiểu về Vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản cho thấy nhóm vi khuẩn này có thể lây nhiễm trên tất cả các giai đoạn phát triển của động vật thủy sản và đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới và tại Việt Nam.

V.parahaemolyticus là vi khuẩn chủ yếu gây bệnh phồng đuôi cho tôm, tuy không lan

truyền thành dịch bệnh lớn nhưng cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi.

V.alginolyticus gây bệnh đỏ dọc thân trên tôm, bệnh nhiễm khuẩn trên cá tráp.

V.harveyi là vi khuẩn chủ yếu gây bệnh phát sáng trên tôm, nếu ao bị nhiễm V.harveyi nặng có thể làm tơm chết hồn tồn.

V.vulnificus là tác nhân gây bệnh cho cá chình ở Nhật bản.

V.anguillarum, V.ordalii, V.salmonicida là những tác nhân gây bệnh cho cá hồi ni ở

Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Có những phương pháp thơng dụng để xác định vi khuẩn Vibrio sp. như là phương pháp nuôi cấy trên môi trường đặc trưng, phương pháp ELISA dựa theo nguyên tắc bắt dính đặc hiệu của kháng nguyên và kháng thể, phương pháp PCR dựa vào việc phát hiện đoạn DNA đặc hiệu của vi khuẩn Vibrio sp. và có thể đưa đến những biện pháp phịng ngừa, điều trị thích hợp.

3.2. KIẾN NGHỊ

− Cần tiến hành thử nghiệm gây cảm nhiễm các chủng vi khuẩn Vibrio sp. trên động vật trong nhiều điều kiện khác nhau, đặc biệt là các điều kiện gần với sản xuất thực tế ở các vùng.

− Cần mở rộng nghiên cứu nhiều chủng vi khuẩn Vibrio sp. khác nhau để tổng hợp, đưa ra các phương pháp xác định chính xác và biện pháp phịng ngừa thích hợp cho bệnh ở động vật thủy sản.

− Nghiên cứu phát triển và ứng dụng chế phẩm vi sinh vào trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao chất luợng sản phẩm thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của xã hội.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w