Bệnh phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt tại các trại sản xuất tôm giống. Kết quả từ việc điều tra vi khuẩn phát sáng vùng duyên hải ở Thái Lan cho thấy vi khuẩn phát sáng là một trong những thành phần loài trong khu hệ vi khuẩn ở vùng cửa sông và vùng nước lợ.
Theo một số tài liệu của Philippines, Thái Lan và Indonesia, Vibrio sp. gây bệnh phát sáng cũng được tìm thấy trong nước biển vùng ven bờ, nhất là những nơi có hàm lượng chất hữu cơ cao và có nhiều xác động thực vật chết sau chu kỳ “nở hoa”. Số lượng vi khuẩn Vibrio sp. thường tăng vọt trong và sau mùa mưa, nhất là các tháng 10 – 12. Vì vậy vùng gần bờ biển cũng được xem là nguồn lây nhiễm chính..
2.3.3. Vibrio sp. gây bệnh trên cá
2.3.3.1. Lịch sử phát hiện bệnh
Vibrio anguillarum là loài vi khuẩn đầu tiên thuộc giống Vibrio được phát hiện
gây bệnh trên cá và nó đã được phân lập từ cá chình ni ở Địa Trung Hải bởi Canestrini vào năm 1883. Và những năm tiếp sau đó, người ta cho rằng các tác nhân gây bệnh Vibriosis chính lồi vi khuẩn này là nguyên nhân.
Tuy nhiên, sự quan tâm ngày càng nhiều đối nghề nuôi cá trên thế giới đã giúp cho vấn đề dịch bệnh được hiểu một cách rõ ràng hơn đối với mỗi vùng nuôi, từng hệ thống ni và vai trị của mỗi loài vi khuẩn trong sự bùng nổ của dịch bệnh. Chẳng hạn, V. alginolyticus được xác định là tác nhân thứ cấp tham gia gây bệnh đối với cá tráp (Sparus aurata) ni ở Israel khi lồi cá này bị thương tổn (Colorni và cộng sự, 1981). Trong khi đó, V.vulnificus là tác nhân gây bệnh cho cá chình ở Nhật bản được thông báo bởi Muroga và cộng sự năm 1979 và Bioscas vào năm 1991. Cùng với
1986) đã xuất hiện và là những tác nhân gây bệnh rất nguy hiểm cho cá hồi nuôi ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Qua quá trình tồn tại và phát triển, các giống loài Vibrio gây bệnh đã có sự biến đổi cấu trúc gen khác so với ban đầu, việc này đã dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, có tác hại nghiêm trọng đối với sự phát triển của nghề ni thuỷ sản nói chung và ni cá biển nói riêng.
2.3.3.2. Cơ chế gây bệnh
Cơ chế gây bệnh của các lồi Vibrio ở cá có điểm khác biệt so với giáp xác. Vì trong thành máu cá có các tế bào hồng cầu, đây là nguồn cung cấp ion Fe++ cho vi khuẩn Vibrio sống ký sinh trên cơ thể cá. Khi cá ni có sức đề kháng tốt, các yếu tố mơi trường ổn định, các đại thực bào có thể tăng sinh mạnh và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Trong trường hợp cá có vấn đề về sức khoẻ và điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn (nhiệt độ biến động, hàm lượng protein trong môi trường nuôi cao...), số lượng đại thực bào không đủ để tiêu diệt vi khuẩn thì vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn cơng vào hệ cơ, mô và các bộ phận khác làm thương tổn và ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan này. Vi khuẩn lấy ion Fe++ từ máu cá để hình thành enzyme protease phục vụ cho quá trình tổng hợp protein của chúng, từ đó chúng sẽ gây hoại tử mơ cá, dần dần hình thành các vết loét trên cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân cơ hội khác xâm nhập.
2.3.3.3. Đặc điểm dịch tễ
a. Đặc điểm phân bố
− Địa lý: Vi khuẩn Vibrio gây bệnh trên cá biển có sự phân bố rất rộng ở các vùng nước lợ, mặn trên khắp thế giới, từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ hay ở các lục địa. Chúng luôn luôn tồn tại trong mơi trường nước và có thể gây bệnh cho cá khi gặp điều kiện thuận lợi.
− Ký chủ: Có thể bắt gặp nhiều lồi Vibrio gây bệnh cho cá như: cá chình, cá tráp, cá hồi, cá bơn...
− Giai đoạn phát triển: bệnh có thể được bắt gặp ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nhưng bệnh do vi khuẩn này thường gây thiệt hại lớn ở giai đoạn cá hương, cá giống. đối với cá trưởng thành Vibrio chỉ gây ra một số thương tổn trên da và làm giảm giá trị thương phẩm của cá.