Đặc điểm phân bố

Một phần của tài liệu tìm hiểu về vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản (Trang 33 - 34)

− Địa lý: Bệnh Vibriosis có thể quan sát được ở khắp mọi nơi có nghề ni động vật thủy sản nước lợ và nước mặn. Sự phân bố của bệnh này rộng khắp thế giới, tập trung ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Từ mẫu bệnh phát sáng của ấu trùng và hậu ấu trùng, các tác giả đã phân lập được những loại khác nhau của giống vibrio. Như ở Philippines, C.L.pilogo, M.C.L Baticados; E.R.Crus và L.de Lapena đã phân lập được 2 loài V.harveyi và V.splendidus. Trong khi đó ở Thái Lan, người ta lại cho rằng tác nhân là V.parahaemolyticus. Ở Việt Nam, một số cán bộ của trường Đại Học Thủy Sản đã phân lập từ tôm bệnh được 2 loài vi khuẩn là V.alginolyticus và

V.parahaemolyticus.

Ký chủ: Hầu như các loài động vật thủy sản ni nước lợ, mặn đều có thể bị nhiễm

và chịu tác hại của bệnh Vibriosis như: các lồi tơm he (Penaeus spp.) và tôm thẻ (Metapenaeus spp.), các lồi tơm hùm châu Mỹ (Homarus spp.) và tôm hùm châu Á (Panulirus spp.), các loài cua biển như cua xanh, cua đá...

Giai đoạn phát triển: bệnh có thể xảy ra ở các giai đoạn ấu trùng, hậu ấu trùng, ấu

niên, cơ thể trưởng thành, ở đàn bố mẹ của các lồi tơm, cua... Tuy vậy, tùy theo từng loại bệnh mà vi khuẩn Vibrio có thể gây nặng ở giai đoạn này và nhẹ hơn ở giai đoạn

kia. Ví dụ: Bệnh phát sáng do Vibrio harveyi có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng tác hại nặng nhất là giai đoạn tiền ấu trùng Zoae và Mysis.

− Con đường lan truyền: Trong hệ thống nuôi thuỷ sản vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ao theo một số con đường: nguồn nước, dụng cụ dùng, tôm mẹ hoặc tôm giống, thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi sống Artemia và chúng có thể nằm sẵn ở thành bể hay dưới đáy ao.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản (Trang 33 - 34)