Bệnh nhiễm khuẩn dovi khuẩn Streptococcus

Một phần của tài liệu tìm hiểu về vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản (Trang 27 - 29)

Streptococcus (thuộc Streptococcaceae, bộ Lactobacillales, lớp Bacilli, ngành Firmicutes) là một giống lớn có dạng hình cầu hoặc hình ovan, đường kính nhỏ hơn

2 μm. Gram dương, khơng di động, hầu hết yếm khí tuỳ tiện, lên men trong mơi trường Glucose, nhu cầu phát triển phức tạp. thành phần Guanin và Cytozin trong DNA là 34 – 46 mol%. Streptococcus sinh trưởng tốt trên mơi trường Trypticase Soy agar có thêm 0,5% Glucose, mơi trường BHIA (Brain Heart Infusion Agar), môi trường THBA (Todd hewitt broth agar), môi trường thạch máu ngựa (Horse bood agar). Nuôi cấy ở 20 – n300C, sau 24 – 48h hình thành khuẩn lạc nhỏ đường kính 0,5 – 1,0 mm, màu hơi vàng, hình trị, hơi lồi.

Streptococcus được phân lập từ cá nước ngọt và cá biển Nhật Bản, khuẩn lạc rất

nhỏ và dẻo (độ nhớt cao). Streptococcus ininae gây bệnh xuất huyết ở cá rô phi nuôi thâm canh. Năm 1991 – 1992 đã phân lập từ cá ba sa bị bệnh xuất huyết vi khuẩn

Streptococcus sp.

Hình 2.32:Vi khuẩn Streptococcus phân lập từ mẫu cá bệnh.

Dấu hiệu nhiễm bệnh

Cá bị bệnh kém ăn hoặc bỏ ăn, gầy yếu, bụng thường chướng to, xung quanh miệng có các đám xuất huyết, gốc vây xuất huyết, mắt lồi. Bệnh thường gây hoại tử gan, lá lách và thận thành những đốm màu nhạt ở cá rơ phi, trên gan cá ba sa có các khuẩn lạc của Streptococcus sp.

Hình 2.33: Cá bị bệnh xuất huyết do Streptococcus sp.

Phân bố và lan truyền bệnh

Việt Nam cá ba sa, cá rô phi, cá chép, cá biển... đã phân lập được

Streptococcus. Bệnh nhiễm trùng do nhóm vi khuẩn Streptococcus di động thường

gặp ở nhiều loài động vật thuỷ sản nước ngọt. ở Việt Nam các lồi cá ni lồng, bè và nuôi ao nước ngọt thường gặp bệnh đốm đỏ như: trắm cỏ, cá trôi, cá chép, cá mè, cá ba sa, cá bống tượng, cá he nuôi bè, cá tai tượng, cá trê, cá nheo... Vi khuẩn có thể gây bệnh ở ba ba, cá sấu, bệnh đỏ chân ở ếch, đốm nâu ở tôm càng xanh. Tỷ lệ tử vong ở động vật thuỷ sản thường từ 30 – 70% riêng ở cá giống (ba ba, cá trê) có thể chết 100%. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh phát nhiều vào mùa mưa. Đông Nam Á: Thái Lan – gây bệnh ở cá trê, Indonesia – cá chép bị bệnh, cá trê bị bệnh.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản (Trang 27 - 29)