Bệnh đốm trắng (hoại tử cơ quan nội tạn g) cá da trơn Edwardsiellosis

Một phần của tài liệu tìm hiểu về vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản (Trang 26 - 27)

Tác nhân gây bệnh

Edwardsiella thuộc họ Enterobacteriaceae, bộ Enterobacteriales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Chúng có đặc điểm gram âm, hình

que mảnh, kích thước 1 x 2 – 3 μm, không sinh bào tử, chuyển động nhờ vành tiêm mao. Yếm khí tuỳ tiện, catalase dương, Cytocrom oxidase âm oxy hố âm và lên men trong mơi trường O/F glucose. Thành phần Guanin và Cytozin trong DNA là 55-59 mol%. Thường gặp hai loài: E. tarda và E. ictaluri.

E. tarda là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn ở cá nước ấm, đặc biệt là cá không

vẩy. E.ictaluri gây bệnh nhiễm khuẩn trong các cơ quan nôi tạng gan, tụy, thận của cá khơng vẩy. Lồi E. tarda hầu hết khơng lên men các loại đường nhưng có một vài chủng lên men đường khá nhanh.

Hình 2.30: Vi khuẩn Edwardsiella.

Dấu hiệu bệnh lý

Cá bị bệnh kém ăn hoặc bỏ ăn, gầy yếu, bụng thường chướng to, xung quanh miệng có các đám xuất huyết, gốc vây xuất huyết, mắt lồi Giải phẫu cơ quan nội tạng gan, lá lạch, thận bị hoại tử thành những đốm màu trắng đục đường kính 0,5 – 2,5mm, cịn gọi là “bệnh đốm trắng”.

Hình 2.31: Cá da trơn bị bệnh hoại tử cơ quan nội tạng. A – Cá tra giống bụng chướng to; B – Cá nheo bụng chướng to; C,E – trên gan cá tra giống có các đốm

trắng; D – thận cá tra có nhiều đốm trắng.

Phân bố và lan truyền bệnh

Vi khuẩn thường gây ở động vật máu lạnh: rắn, cá sấu, cá ba ba,...và những động vật thuỷ sản khác. Việt Nam đã phân lập được E. tarda từ cá trê giống; E.

ictaluri từ cá tra, cá ba sa, cá nheo giống và cá thịt. Bệnh gây thiệt hại trong các ao

nuôi cá tra hương (cỡ từ 4 – 6cm) đến 5 – 6 tháng tuổi, tỷ lệ tử vong của cá từ 60 – 70%, có trường hợp tới 100% (theo Bùi Quang Tề, 2003). Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, mùa thu và trong ao nuôi mật độ cao, nuôi cá lồng bè.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về vibrio sp. gây bệnh trên thủy sản (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w