Quá trình xử lý nợ xấu của TrungQuốc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sự phát triển của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và những tác động của nó đối với các nước trên thế giới (Trang 35 - 40)

   

36 

Quá trình xử lý nợ xấu của Trung Quốc có thể chia thành ba giai đoạn chính:

Giai đoạn thứ nhất, giữa những năm 1990 diễn ra quá trình tái cấu trúc tài chính nhằm chuyển đổi hệ thống ngân hàng, cụ thể là tách cho vay chính sách khỏi cho vay thương mại bằng cách thành lập 3 ngân hàng chính sách chịu trách nhiệm xử lý các khoản vay chính sách. 4 NHTM Nhà nước lớn của Trung Quốc bắt đầu sử dụng cách phân loại nợ thành 5 nhóm theo cách chia của BIS, thay vì 4 nhóm như trước đây, thực hiện phê duyệt tín dụng một cách độc lập với ít can thiệp hành chính từ phía chính quyền địa phương hơn.

Giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2003, đánh dấu bằng sự

thành lập của 4 công ty quản lý tài sản được Chính phủ tài trợ (Asset

Management Corporation- AMC), mỗi công ty tương ứng với một trong số 4 NHTM Nhà nước lớn (chiếm tới 70% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng), nhằm giải quyết những khoản nợ xấu của 4 ngân hàng này từ trước năm 1996 có tổng giá trị lên tới 1,4 nghìn tỷ NDT (169 tỷ USD), chiếm 19% GDP của Trung Quốc năm 1999 (Bing Wang and Richard Peiser, 2007). Các khoản nợ

xấu được chuyển giao tại mức giá trị sổ sách trực tiếp từ 4 NHTM cho 4 AMC tương ứng được thực hiện suốt năm 1999 và 2000 và trách nhiệm của 4 AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm.

Giai đoạn thứ ba, Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc các NHTM Nhà nước bằng cách mời gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có chọn lọc và niêm yết ra công chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của 4 NHTM Nhà nước lớn này.

3.1.2.3 Ước tính tng n xu tn đọng trong h thng tài chính Trung Quc

Xử lý nợ xấu giai đoạn 1999-2000 của Trung Quốc tập trung vào 4 ngân hàng lớn nhất chi phối hệ thống tài chính.

Nợ xấu của Trung Quốc tập trung vào 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất do các ngân hàng này là nguồn lực chủ yếu để tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước. Vào những năm 1990, 4 ngân hàng thương mại nhà nước,

được gọi là “Big Four” là Ngân hàng Trung Quốc (The Bank of China-BOC), Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (Industrial and Commercial Bank of China-ICBC); Ngân hàng Xây Dựng Trung Quốc (Construction Bank of China-CCB) và Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China-ABC).

   

37 

Những ngân hàng này chịu tránh nhiệm chính trong việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Big Four chiếm 65% hoạt động ngân hàng của Trung Quốc tại thời điểm đó.

Theo Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS), nợ xấu (NPL) của Trung Quốc

ước tính vào khoảng 3.200 tỷ nhân dân tệ (NDT) vào thời điểm năm 2001. Bằng cách thành lập ra các công ty mua bán nợ là công ty quản lý tài sản (AMC: Asset Management Corporations), Trung Quốc đã xử lý được khoảng 1.400 tỷ NDT nợ xấu trên bảng cân đối của Big Four, chiếm 20,8% dư nợ tín dụng vào thời điểm 1998.

3.1.2.3 Trin vng và nhng tn tiv vn đề n xu trong h thng ngân hàng Trung Quc

   

38 

Bộ tài chính Trung Quốc đã lập ra 4 AMC để mua lại nợ xấu cho Big Four. Mỗi AMC có vốn chủ sở hữu trị giá 10 tỷ NDT. Cơ cấu vốn của AMC gồm có 4 nguồn chính: vốn chủ sở hữu (Bộ Tài Chính góp vốn) do đó đây là khoản tiền mặt; khoản vay nợ từ các định chế tài chính khác (do đó đây cũng là tiền mặt); tiền vay từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) và tiền vay từ

các AMC qua phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm.

Thực tế vào thời điểm 2000, các AMC không vay được nợ từ các định chế

khác. Các AMC được PBOC cấp cho khoản vay trị giá 208 tỷ NDT. Như vậy, tổng tiền mặt mà các AMC có chỉ là 208 tỷ NDT cộng với 40 tỷ NDT từ các AMC 2, tổng cộng đạt 248 tỷ NDT. Quá trình xử lý nợ xấu như sau.

Big Four sẽ chuyển giao 14.000 tỷ NDT nợ xấu cho các AMC. Các AMC sẽ

chuyển giao lại cho Big Four 248 tỷ NDT cộng với số trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Như vậy, cần lưu ý ởđây là không phải các AMC phát hành trái phiếu cho các tổ chức tài chính khác để huy động vốn mà là chính các ngân hàng thương mại nợ xấu sẽ là chủ nợ các trái phiếu đó. Lúc này, trên bảng cân đối của Big Four nợ xấu sẽ không còn. Thay vào đó, họ nhận được một khoảng tiền mặt trị giá 248 tỷ NDT và trở thành chủ nợ của AMC. Vì vậy, bảng cân

đối tài sản của các ngân hàng đã được làm sạch đi rất nhiều (vì chỉ xử lý được ½ số nợ xấu của Big Four). Còn trên bảng cân đối tài sản của ACMS, họ sẽ

nhận về các khoản nợ xấu.

Qua mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc, hơn 80% nợ xấu (trong tổng cộng 14.000 tỷ NDT nợ xấu được xử lý) là trái phiếu của AMC. Để các trái phiếu của các AMC trở nên có giá trị pháp lý và có độ tin cậy, PBOC đứng ra bảo lãnh toàn bộ cho số trái phiếu đó.

Ưu điểm trong mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc là không làm phát sinh nhiều chi phí để xử lý nợ xấu vì thực chất chỉ có 248 tỷ NDT tiền mặt được bơm ra để xử lý cho 14.000 tỷ NDT. Điều này sẽ làm giảm số tiền được bơm ra nhằm hạn chế tối thiểu ảnh hưởng đến lạm phát. Thứ hai, Trung Quốc

   

39 

trung hòa số tiền được bơm ra bằng cách yêu cầu các Big Four dùng số tiền mặt nhận được “nộp” vào quỹ dự trữ tại PBOC (tức tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc). Do đó, không phải ngẫu nhiên mà từ sau năm 2000, dự trữ của các ngân hàng tại PBOC tăng cao đột biến (từ 300 tỷ NDT vào năm 1999 lên trên hơn 1.000 tỷ NDT vào năm 2001). Ngày nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Trung Quốc thuộc loại cao nhất trên thế giới cũng là vì lý do này.

Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn tồn tại nhược điểm. Vì hàng năm các AMC phải trả lãi cho các trái phiếu mà họ phát hành nên đặc biệt là trong 2-3 năm

đầu hoạt động, các AMC không còn tiền mặt để chi trả. Nhiều chuyên gia phân tích ngân hàng tại Trung Quốc cho rằng, PBOC sau đó đã tăng các khoản cho vay cho các AMC để các AMC có tiền trả lãi. Như vậy, thực chất trong mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc, ngoài số tiền được chuyển giao lúc đầu thì hàng năm còn phát sinh thêm dòng tiền trả lãi. Điều này sẽảnh hưởng đến lạm phát nếu như PBOC không cân đối được dòng tiền hút vào thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Vì thông tin về các AMC là không minh bạch nên không ai biết được PBOC bơm ra bao nhiêu tiền cho các AMC.

Các AMC sau khi mua nợ sẽđược quyền thanh lý tài sản để xử lý nợ. Tuy nhiên, một điểm nổi bật là các AMC có quyền chuyển đổi nợ thành vốn cổ

phần. Sở dĩ AMC có thể làm được điều này vì đối tượng vay nợ chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Việc hoán đổi nợ thành vốn cổ phần nhằm duy trì quyền kiểm soát của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước.

   

40 

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sự phát triển của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và những tác động của nó đối với các nước trên thế giới (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)