0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phản ứng của TrungQuốc

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Trang 71 -73 )

Nhằm dung hòa lợi ích, ngày 21/7/2005, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, sau gần một thập kỷ cố định tỷ giá đồng nhân dân tệ với đồng USD trong một khung dao động rất hẹp là 8,26 - 8,28 USD/nhân dân tệ kể từ năm 1996, đã chuyển sang cơ chế tỷ giá mới linh hoạt hơn, giá đồng nhân dân tệ đã tăng thêm 2,11% ở mức 8,11 tệ đổi được 1 USD. Nguyên nhân Trung Quốc đưa ra mức tăng 2.11% có lẽ một phần là do “tính cách” của người Trung Quốc luôn theo đuổi các cuộc cải cách tiệm tiến theo kiểu “dò đá qua sông”. Trên thực tế, từ phía Trung Quốc cũng có một đề xuất tăng giá đồng nhân dân tệ thêm 5% nhưng bị bác bỏ vì theo tính toán mức tăng này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng 1,4%, đồng thời giảm chỉ số giá tiêu dùng 1,4% - một nguy cơ dẫn tới thiểu phát. Phía Trung Quốc tính toán rằng mức nâng giá 2,1% đủ để làm cho Mỹ và các đối tác thương mại của Trung Quốc “hạ hỏa”,

đồng thời báo hiệu rằng đồng nhân dân tệ sẽ còn được điều chỉnh trong tương lai.

Trung Quốc cũng đưa ra lập luận phản bác quan điểm của Mỹ cho rằng Trung Quốc đóng góp ¼ thâm hụt thương mại của Mỹ và có dự trữ ngoại hối quá lớn. Theo phía Trung Quốc, Trung Quốc thặng dư thương mại với Mỹ là do việc nhập khẩu tăng chậm chứ không phải xuất khẩu tăng nhanh do các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ là máy móc, thiết bị mà nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này đã gần như bão hòa trong thời điểm đó. Ngoài ra, tuy Trung Quốc có thặng dư thương mại với Mỹ hơn 200 tỷ USD năm 2006 nhưng lại thâm hụt thương mại với hầu hết các quốc gia khác. Còn về vấn đề

dữ trữ ngoại hối lớn, Trung Quốc giải thích rằng nguồn dự trữ ngoại hối lớn có nguồn gốc từ nguồn tiền nóng chảy vào trong nước nhằm thu lợi ích tức thời khi đồng nhân dân tệ lên giá. Vì vậy, nguồn dự trữ ngoại hối này không phải là nguồn vốn đầu tư dài hạn và có thể chảy ra nước ngoài bất cứ lúc nào.

Trong khoảng thời gian 3 năm đến tháng 7/2008, Trung Quốc đã thả

nổi đồng nhân dân tệ nên đồng nhân dân tệ tăng giá 21% so với đồng USD thế

   

72 

Đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ phía Mỹ, chính phủ

Trung Quốc cũng đã có những đòn đáp trả, như phản đối Chính phủ Mỹ lợi dụng tỷ giá đồng đôla Mỹ làm công cụ chiến lược đối phó với Trung Quốc. Bên cạnh đó, phía Trung Quốc cũng cho rằng việc nhân dân tệ tăng giá cũng không “cứu” được nền kinh tế Mỹ. Cụ thể:

Th nht, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc không mang tính cạnh tranh với Mỹ, các chủng loại hàng hoá do Trung Quốc sản xuất về

cơ bản Mỹ không có. Trong hàng nghìn tỷ USD nhập khẩu của Trung Quốc mỗi năm, lượng hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 2,5% và hầu nhưđều được nhập từ các nước láng giềng. Do vậy, nhân dân tệ tăng giá không có tác dụng thúc đẩy Trung Quốc nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ.

Th hai, chính sách “tăng giá ôn hoà” đồng nhân dân tệ cũng sẽ không làm thay đổi giá cả hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ. Một cơ quan nghiên cứu của Nhật Bản dự báo nhân dân tệ tăng giá không có tác dụng nhiều đối với việc hạn chế nhập khẩu cũng như giải quyết nạn thất nghiệp tại Mỹ vì giá trị của nhân dân tệ tăng lên 1% thì giá hàng hoá nhập khẩu của Mỹ cũng chỉ tăng khoảng 0,3%.

   

73 

CHƯƠNG XI

TÁC ĐỘNG CA NÂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN T

ĐỐI VI VIT NAM

9.1Về lĩnh vực xuất khẩu

Nhân dân tệ tăng giá, thì hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ trở nên đắt hơn, và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc. Đây sẽ là một cơ hội đối với ngành xuất khẩu của Việt Nam để thâm nhập vào thị

trường Trung Quốc đặc biệt là nếu các khoản trao đổi đó được thanh toán bằng đô la. Qua đó Việt Nam có thể hy vọng giảm bớt thâm hụt mậu dịch đối với bạn hàng Trung Quốc.

Một yếu tố khác khiến Việt Nam cần suy nghĩđó là với một đơn vị tiền tệ cao hơn, trong tương lai xa, bộ máy công nghiệp của Trung Quốc sẽ được nâng cao về mặt chất lượng: giá thành của Trung Quốc cao hơn so với các nước chậm phát triển khác, như vậy Trung Quốc sẽ từng bước đưa ngành công nghiệp hướng đến với những sản phẩm có trị giá gia tăng cao hơn.

Cụ thể là trước khi nâng giá nhân dân tệ vào năm 2005, ngành dệt may mang về từ 70 đến 75% thặng dư mậu dịch cho Trung Quốc. Sau công cuộc cải tổ tiền tệ đó, tỷ trọng này đã giảm đi đáng kể, đồng thời Trung Quốc đã

đẩy mạnh khu vực sản xuất trang thiết bị và điện tử để trở thành một trong những nhà cung cấp máy vi tính, màn ảnh tivi, hay xe hơi … then chốt của thế

giới.

Tóm lại, việc Trung Quốc nâng giá nhân dân tệ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại Việt Trung, đến tổng kim ngạch đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam mà về lâu dài nó còn tác động cả đến chiến lược phát triển của Việt Nam một khi Trung Quốc cân bằng lại chính sách phát triển của họ, tức là vừa chú trọng hơn đến tiêu thụ nội địa, vừa nâng cấp cỗ

máy sản xuất.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Trang 71 -73 )

×