Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ
giá. Cơ chế này đã làm cho các doanh nghiệp mất đi quyền chủ động trong kinh doanh, không gắn kết lợi ích kinh tế với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, chính điều này đã làm cho Trung Quốc rơi vào suy thoái , khủng hoảng kinh tế sâu sắc.
Trung Quốc đã nhận ra sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế theo kế
hoạch, từ năm 1979 đã thực hiện cải cách kinh tế, thực hiện chuyển đổi nền kinh tế. Chính sách tỷ giá cũng được cải cách cho phù hợp với những chuyển
đổi của nền kinh tế. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của
đồng NDT. Năm 1980, tỷ giá đồng NDT so với USD là 1,53 NDT/USD, đến năm 1990 là 5,22 NDT/USD. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại (CCTM), giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán (CCTT), đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn định làm cho lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 1993 lần lượt là: 3,06%, 3,54%, 6,34% và 14,58%. Trong khi đó, lạm phát của Mỹ có xu hướng giảm xuống, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, năm 1993 lạm phát của Mỹ là 2,4%, do đó đồng NDT lại bịđánh giá cao so với sức mua thực tế. Nhận thấy việc duy trì tỷ giá theo hướng ổn định có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu mở cửa kinh tếđối ngoại và kế hoạch tăng xuất khẩu để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã quyết định điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái.
51
Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá
đồng NDT từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tỷ lệđiều chỉnh (thực chất là phá giá đồng NDT) lên tới 50%. Để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được
ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước,
đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt.
Từ năm 1994 đến năm 1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc theo quy định tại Sắc lệnh số 91 ngày 25/12/1993 của Chính phủ và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối ngày 28/12/1993 của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử
dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền.
Cho đến cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Ngày 15/10/1997, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc ban hành Chỉ thị số 402 cho phép một số doanh nghiệp (Công ty xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm.
Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng. Tại Chỉ thị số 87 của Cục Quản lý ngoại hối Trung Quốc ban hành ngày 9/9/2002 quy định các công ty và doanh nghiệp được giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch vãng lai. Từ năm 2003 đến năm 2006, Cục Quản lý ngoại hối yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ theo Chỉ thị số 87 nói trên.
52
Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD. Ngày 13/8/2007 Cục Quản lý ngoại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT, CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao.
Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối còn thể hiện ở các quy định về
hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước. Từ năm 1994 đến năm 2002, các ngân hàng thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ. Đến ngày 6/12/2002 Cục Quản lý ngoại hối mới có văn bản (Chỉ thị số 125 về cải cách cơ chế cho vay ngoại tệ trong nước) cho phép các ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế trong nước vay ngoại tệ. Khi vay vốn ngoại tệ các tổ chức kinh tế phải làm thủ tục mở tài khoản vay ngoại tệ tại các ngân hàng được ủy quyền. Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm đăng ký khoản cho vay với cơ quan quản lý ngoại hối.
Gần đây, khi nền kinh tế Trung Quốc đã lớn mạnh, dự trữ ngoại hối tới 2.847,3 tỷ USD, chính sách tỷ giá của Trung Quốc làm cho các nước Mỹ, phương Tây đau đầu. Ngày 5/8/2008, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới ký Sắc lệnh sửa đổi Điều lệ quản lý ngoại hối cho phép tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng quản lý với giao dịch vốn với nội dung gần tương tự với pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam.
Nhờ thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chặt chẽ về ngoại hối, Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp
ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc. Từ
năm 1994 đến nay đã gần 20 năm, sau khi điều chỉnh tỷ giá, Trung Quốc vẫn giữ được thị trường ngoại tệ ổn định, dựa trên cơ sở cân đối được cung cầu ngoại tệ. Với chính sách Nhà nước quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngoại tệ
53
ngân hàng thương mại, đó chính là chìa khóa thành công giúp cho các ngân hàng có đủ ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu.
Cuộc cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả, có những đóng góp quan trọng của việc điều hành cơ chế tỷ giá linh hoạt, chủ động của các cơ quan chức năng Trung Quốc. Những kinh nghiệm thành công cũng như các khó khăn trong cải cách kinh tế của Trung Quốc là những bài học quý giá cho các nước chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam nghiên cứu và vận dụng.
6.2Một số kinh nghiệm rút ra từđiều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc
Những phân tích trên đây cho thấy sự thành công của Trung Quốc trong công cuộc cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế trong 20 năm qua, có phần đóng góp quan trọng trong cách điều hành linh hoạt và chủđộng chính sách tỷ giá hối đoái của Chính phủ Trung Quốc . Mặc dù, Trung Quốc chưa phải là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển hoàn thiện, nhưng thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm qua đã thể hiện sự phân tích sâu sắc những bài học của nền kinh tế thị trường từ các nước phát triển và vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của Trung Quốc.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy rõ :
- Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ và nằm trong mối quan hệ của hệ thống các chính sách kinh tế. Vì vậy, chính sách tỷ giá chỉ có thểđạt được những mục tiêu của mình khi quá trình
điều hành được đặt ra trong mối quan hệ của hệ thống các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ.
- Mục tiêu của chính sách tỷ giá và các chính sách kinh tế khác, trong đó phải tính đến mục tiêu của chính sách tiền tệ, trong ngắn hạn thường có sự mâu thuẫn với nhau. Một sự phối hợp chặt chẽ và linh hoạt trong điều hành các chính sách có thểđem lại hiệu quả cao hơn cho chính sách tỷ giá giảm thiểu được những hậu quả rủi ro đối với nền kinh tế mà nó có thể gây ra.
54
- Thời điểm và mức điều chỉnh tỷ giá là những vấn đề có tính chất quyết định đối với hiệu quả của chính sách tỷ giá.
- Hàm lượng của các yếu tố thị trường (như: Quan hệ cung - cầu về
ngoại hối, sở thích, chính sách, lạm phát, lợi tức của các tài sản nội ngoại tệ..) phản ánh trong tỷ giá càng cao thì khả năng có một chính sách tỷ giá có hiệu quả cao và chống đỡđược với các cú sốc đối với nền kinh tế càng lớn.
- Chính sách tỷ giá có khả năng dự kiến những diễn biến của tỷ giá cao sẽ tạo khả năng ổn định tương đối dài hạn và giảm thiểu được những rủi ro hối đoái, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài - một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá.
- Chính sách phá giá đồng nội tệở các nước đang phát triển có thể
mang lại nhiều lợi ích hơn và phải trả giá ít hơn, xét cả về ngắn hạn và dài hạn (tạo lợi thế so sánh mới, tăng sức cạnh tranh quốc tế, mở rộng nhanh quan hệ ngoại thương, quan hệ kinh tếđối ngoại, thu hút đầu tư có hiệu quả và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh…).
- Tính nhạy cảm và khả năng phản ứng của các nhà điều hành chính sách luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của chính sách tỷ giá - một loại chính sách kinh tế phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
dự kiến và rủi ro trong quá trình biến động, đặc biệt là sự liên quan chặt chẽ của nó với những yếu tốt rủi ro có tính chất chính trị. Vì vậy, kinh nghiệm vẫn luôn luôn chỉ là kinh nghiệm, nó chỉ thực sự có giá trị khi những người phân tích và khai thác kinh nghiệm tìm được lối đi riêng trong điều kiện cụ thể của mình.
55 PHẦN III
VỊ THẾ CỦA TRUNG QUỐC NGÀY NAY TRONG HỆ
THỐNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
CHƯƠNG VII.
XU THẾ QUỐC TẾ HÓA ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ