0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

TrungQuốc và “cái bẫy đôla”

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Trang 55 -58 )

 

Nếu như các cường quốc mới nổi khác đều không muốn quốc tế hóa đồng nội tệ, vậy tại sao chính sách của Trung Quốc lại không như vậy? Câu trả lời là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây đặt Trung Quốc trước các mối

đe dọa vốn có trong thế bá chủ của đồng đôla Mỹ. Mô hình kinh tế của Trung Quốc dựa nhiều vào thúc đẩy xuất khẩu bằng cách duy trì tỷ giá thấp hơn giá trị thực. Điều này đòi hỏi ngân hàng trung ương Trung Quốc mua về lượng lớn USD, củng cố vị thế của USD như một tiền tệ dự trữ toàn cầu. Nhưng

   

56 

cuộc khủng hoảng đã chứng tỏ lợi ích của mô hình này quá nhỏ bé và chi phí bỏ ra có khi còn cao hơn thế rất nhiều.

Khủng hoảng đã chứng tỏ, với việc lấy xuất khẩu làm nền tảng cho tăng trưởng, Trung Quốc đã tự đặt mình trước tình thế khó khăn nếu thị trường nước ngoài bị co hẹp. Trong quý 1/2009, sự sụt giảm nhu cầu tại châu Âu và Mỹ khiến tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của Trung Quốc giảm xuống còn 6,2%, sau khi liên tục đạt từ 10% trở nên trong 10 quý liên tiếp trước đó. Cuộc khủng hoàng này cũng làm nổi bật những chi phí tiềm tàng khi Trung Quốc tích trữ USD. Để duy trì giá trị thấp cho đồng NDT, Trung Quốc đã mua về

1,5 nghìn tỷ USD giá trị các tài sản tài chính, bao gồm khoảng 7% toàn bộ các trái phiếu do các nhà cho vay có móc nối với chính phủ phát hành, như hai công ty trong tình trạng “gãy” đòn bẩy nợ là Fannie Mae và Freddie Mac. Cuộc khủng hoảng đã thuyết phục Bắc Kinh rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ thua thiệt lớn đối với các khoản đầu tư của này.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc phản ứng với cú sốc này bằng cách phê bình gay gắt hệ thống tài chính toàn cầu. Nỗ lực này được Chu Tiểu Xuyên, thống

đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức ngân hàng trung ương của nước này), khởi động đầu tiên. Trong bài báo trên trang web của ngân hàng trung

ương tháng 3/2009, ông kêu gọi sử dụng SDR nhiều hơn nữa làm phương tiện thay thế cho đồng USD. Các quan chức Trung Quốc khác cũng theo sự dẫn

đầu của ông Chu, yêu cầu giỏ tiền tệ quyết định giá trị của SDR nên được mở

rộng thêm với sự tham gia của đồng NDT và để chuẩn bị cho sự thay đổi đó, NDT nên được quốc tế hóa.

Nhắc lại những phàn nàn của các nhà lãnh đạo Pháp những năm 1960 về

thứ”đặc quyền thái quá” – khả năng vay mượn rẻ hơn và gần như không hạn chế của một nước bằng chính đồng tiền của mình – các quan chức và học giả

Trung Quốc cho rằng Mỹđã lạm dụng sự tự do về tiền tệ của mình và đẩy các tổn thất sang cho phần còn lại của thế giới dưới dạng phá giá đồng tiền và bất

ổn tài chính. Việc nới lỏng định lượng sau đó của Cục dự trữ liên bang Mỹ và những nỗ lực bát nháo của Quốc hội Mỹ nhằm giải quyết vấn đề nợ quốc gia chỉ gây thêm bức xúc cho phía Trung Quốc.

   

57 

Ngay cả trước khủng hoảng, Trung Quốc đã ở trong một cuộc tranh luận nội bộ về mô hình tăng trưởng nhờ xuất khẩu. Vài năm trước, các nhà cải cách bắt

đầu chỉ ra việc quá phụ thuộc vào xuất khẩu có thể rất nguy hiểm và Trung Quốc cần cân đối lại tăng trưởng bằng cách khuyến khích hơn nữa tiêu dùng trong nước. Thay vì kiềm chế tài chính và tạo nguồn vốn rẻ, các nhà cải cách này muốn người tiết kiệm nhận được mức lãi suất hợp lý, để tạo cho họ niềm tin tiêu dùng hơn nữa. Thay vì cố gắng duy trì tỷ giá thấp, họ đề nghị cho phép giá trịđồng NDT tăng lên, qua đó giúp định hướng lại các doanh nghiệp từ chú trọng xuất khẩu sang phục vụ thị trường nội địa.

Các nhà cải cách tuyên bố thắng lợi nhỏ năm 2005, khi Trung Quốc nới lỏng cơ chế neo tỷ giá [vào đồng USD]. Nhưng nhìn chung, chương trình cải cách vẫn gặp khó khăn. Các ngân hàng nhà nước không muốn trả người gửi tiền mức lãi suất thị trường. Người đi vay có các mối quan hệ chính trị mật thiết, như các công ty xây dựng nhà nước chuyên xây dựng những cơ sở hạ tầng ấn tượng, không muốn từ bỏ quyền được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ của mình. Nhà xuất khẩu với các móc nối chính trị được các tỉnh trưởng tin cậy để tạo việc làm trong khu vực, không muốn từ bỏ ưu thế canh tranh được hưởng từ

chếđộ tỷ giá có lợi cho mình. Các nhóm có lợi ích trong cải cách – người tiết kiệm nhận được mức lợi tức thấp hơn thực tế và người tiêu dùng phải trả giá cao mua hàng hóa nhập khẩu – không thể “đấu” được với các nhà sản xuất

đầy quyền lực.

Trước khủng hoảng tài chính, lý do cải cách trên còn bị chê bai bởi không ít người cho rằng nó thể hiện sự thỏa hiệp trước các yêu cầu đòi tăng giá đồng NDT của Mỹ. Nhưng khi khủng hoảng để lộ ra những điểm dễ tổn thương của Trung Quốc, cải cách đòi hỏi một cách diễn đạt mang tính yêu nước hơn: người ủng hộ cải cách phải tự vẽ nên hình ảnh của mình nhử một kẻ thách thức thế bá chủ nguy hiểm của đồng đôla Mỹ. Chiếc vỏ mới này đủ để đẩy nhẹ trọng tâm chính trị khỏi tình trạng hiện tại. Việc phê bình cái được học giả Trung Quốc gọi là “bẫy đôla” trở nên được chấp nhận rộng rãi, và xa hơn, quốc tế hóa đồng NDT đã trở thành một mục tiêu chính thức, ngay cả khi nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tin vào khả năng cạnh tranh xuất khẩu,

   

58 

thị trường vốn được quản lý cao, và hệ thống ngân hàng do nhà nước kiểm soát.

Thực tế, chính phủ Trung Quốc lại muốn đi theo cả hai cách: đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng hạn chế tích lũy USD; tiếp tục rót các khoản cho vay giá rẻ cho các công ty ưu tiên bất chấp sự thiệt thòi của người tiết kiệm, nhưng cũng mở

rộng tiêu thụ nội địa. Quốc tế hóa đồng NDT nổi lên là một mục tiêu chính thức không phải vì nó giúp giải quyết cuộc tranh luận kéo dài giữa các nhà cải cách với các quan điểm chính thống. Đúng hơn, nó được đưa vào trong chính sách chính xác vì nó làm mờđi sự chia rẽđó, cho phép những ai còn bất đồng với nhau đoàn kết lại – ít nhất là trong ngắn hạn.


Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Trang 55 -58 )

×