Vai trò của Ngân hàng Nhân dân TrungQuốc đối với sự phát

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sự phát triển của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và những tác động của nó đối với các nước trên thế giới (Trang 26 - 28)

ca CUP

Năm 1994, tại Trung Quốc có tới 18 trung tâm khu vực khác nhau để xử lý cho các giao dịch thẻ trong nội bộ từng khu vực. Đây là một hệ thống khá phức tạp và không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường thẻ. Do vậy, bốn ngân hàng thương mại lớn nhất tại Trung Quốc đã xây dựng ra các hệ thống của riêng mình và thẻ của ngân hàng nào chỉđược sử dụng trong nội bộ hệ thống ngân hàng đó. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những khách hàng sử dụng thẻ đồng thời Trung Quốc cũng nhận thấy lĩnh vực thanh toán thẻ là một lĩnh vực quan trọng, do vậy năm 2002 Chính phủ Trung Quốc

đã quyết định thống nhất các hệ thống thẻ trong phạm vi toàn quốc, giao cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc chịu trách nhiệm triển khai thực hiện. CUP

được hình thành với mục tiêu kết nối tất cả tất cả các mạng thanh toán thẻ

trong nước và được xác định là mô hình duy nhất tại Trung Quốc.

Để chuẩn bị cho quá trình thành lập CUP, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc

đã cử các đại diện tham gia vào ban trù bị thành lập CUP. Bên cạnh đó, góp vốn vào CUP dưới hình thức góp vốn từ một nhà máy in tiền trực thuộc Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc). Chính sách hỗ trợ của

   

27 

Ngân hàng Trung ương đối với CUP cũng khá mạnh mẽ, với yêu cầu tất cả

các ngân hàng phát hành thẻ trong lãnh thổ Trung Quốc đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật do CUP quy định và được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phê chuẩn.

Hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vẫn luôn có chính sách hỗ trợ CUP về nhiều mặt. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực hiện quản lý đối với CUP, đưa ra quy chế, quy định cho hoạt động của CUP, có các chính sách hỗ trợ, phối hợp với các bộ, ngành liên quan quản lý về mặt tổ

chức, nhân sự của CUP.

2.1.1.2 Vai trò ca Ngân hàng Nhân dân Trung Quc đối vi s phát trin ca h thng thanh toán ti Trung Quc ca h thng thanh toán ti Trung Quc

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đóng vai trò là nhà vận hành hệ thống thanh toán cốt lõi CNAPS, bao gồm hai tiểu hệ thống HVPS và BEPS và hệ

thống CIS. Đồng thời, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng là đơn vị quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán khác. Đặc biệt đối với hệ thống thanh toán thẻ CUP, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuy không phải là đơn vị trực tiếp vận hành nhưng đã định hướng và hỗ trợ tổ chức này trong quá trình phát triển.

Chính sách phí của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc được xây dựng không nhằm mục đích lợi nhuận mà chỉ để bù đắp chi phí, giúp các ngân hàng thương mại đưa ra mức phí phù hợp, trên cơ sở cân bằng về lợi ích của nhà vận hàng hệ thống và các thành viên. Đối với các giao dịch tổng tức thời, mức phí là 5,5 CNY (nhân dân tệ) cho mỗi giao dịch. Với các giao dịch bù trừ, mức phí phụ thuộc vào thời điểm khởi tạo giao dịch, từ 0,03 đến 1 CNY mỗi giao dịch. Hệ thống CIS miễm phí. Với hệ thống thanh toán thẻ, mức phí

được xác định theo thị trường và phù hợp với hướng dẫn của Chính phủ. Việc giám sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dựa trên các tiêu thức

được áp dụng cho các hệ thống thanh toán, cụ thể: Thiết kế được rút ra từ

kinh nghiệm về các chuẩn mực của SWIFT; Thiết kế hệ thống tuân thủ các nguyên tắc cốt lõi do Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) phát triển; Thiết kế đồng thời cũng phù hợp với tình hình thực tế của Trung Quốc; Hệ thống thanh

   

28 

toán thẻ phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc gia trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực quốc tế; Hệ thống thanh toán ngoại tệ áp dụng theo định dạng thông điệp của SWIFT.

Tóm lại, để phát triển nhanh các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhằm góp phần giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi quốc gia hiện nay, nhất là đối với Việt Nam. Trong đó, cơ sở hạ tầng trong thanh toán đóng vai trò quan trọng, cụ thể là các hệ thống thanh toán là nhân tố cơ bản để phát triển các phương tiện thanh toán hiện đại, thuận tiện và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ. Tại Trung Quốc, mô hình kết nối chuyển mạch là một trong những mô hình được tổ chức theo nguyên tắc tập trung cao độ, với sự kết nối trực tiếp hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng phát hành, thanh toán thẻ với trung tâm của CUP. Vai trò của Chính phủ và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc được thể

hiện rõ nét trong việc định hướng phát triển trung tâm chuyển mạch thẻ nói riêng và thị trường thẻ nói chung. Nhờđó, CUP đã phát triển và trở thành một mô hình rất thành công ở Trung Quốc, thể hiện ở tốc độ phát triển, mức độ

mở rộng mạng lưới và thị phần nhanh chóng, thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng thẻở Trung Quốc, tạo điều kiện giảm nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch bán lẻ. Hiện nay CUP đang vươn rộng tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành một tổ chức thẻ ngày càng có uy tín và là

đối thủ cạnh tranh của nhiều tổ chức thẻ quốc tế lớn như VISA, Marstercard.

Đây có thể là một trong những mô hình mà Việt Nam cần tham khảo và học tập.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sự phát triển của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và những tác động của nó đối với các nước trên thế giới (Trang 26 - 28)