Cơ quan điều hành chính sách tiền tệ và giám sát hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sự phát triển của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và những tác động của nó đối với các nước trên thế giới (Trang 40 - 41)

QUC

4.1 Cơ quan điều hành chính sách tiền tệ và giám sát hoạt động ngân hàng hàng

Ở Trung Quốc, việc điều hành chính sách tiền tệ và giám sát hoạt động ngân hàng được thực hiện bởi hai tổ chức chính. Ngân hàng Nhân Dân Trung Hoa thực hiện chức năng chính của ngân hàng trung ương là điều hành chính sách tiền tệ với mô hình tổ chức giống như Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (FED) gồm hội sở chính và các chi nhánh khu vực. Ủy ban Giám sát Hoạt động Ngân hàng thực hiện việc giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Với mô hình tổ chức như hiện nay, nhiều người cho rằng, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đã giảm đáng kể sự can thiệp của các chính quyền địa phương như ng Thực ra đây là giai đoạn sắp xếp lại thì đúng hơn vì một số ngân hàng đã được thành lập trước đó.

4.2 Ủy ban Kiểm soát Ngân hàng Trung Quốc (CBRC)

CBRC là cơ quan trực thuộc Quốc Vụ Viện, được thành lập với mục đích tăng cường, cải thiện hoạt động quản lý ngân hàng của Quốc Vụ Viện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tính ổn định và lành mạnh của hệ

thống ngân hàng Trung Quốc.Trong tuyên bố thành lập, CBRC thông báo,

ưu tiên số 1 của họ là cải thiện công tác quản lý tại 4 ngân hàng quốc doanh chủ chốt. Đây là các cột trụ của hệ thống ngân hàng Trung Quốc,4 ngân hàng này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ

các ngân hàng nước ngoài.

Gần một tháng sau khi chính thức thành lập, ủy Ban kiểm soát Ngân Hàng Trung Quốc (CBRC) đã mời các chuyên gia ngân hàng giàu kinh nghiệm của thế giới tư vấn cho chiến lược phát triển khu vực ngân hàng

   

41 

và hệ thống ngân giám sát hàng trung quốc. Điều đáng chú ý nhất là các chuyên gia này được tiếp cận thông tin và tư liệu về hoạt động của các ngân hàng Trung Quốc

(CBRC) sẽ tăng cường giám sát các ngân hàng và tổ chức tín dụng bằng cách kiểm tra đột xuất tình hình nợ xấu , thúc đẩy cải cách toàn diện trong các ngân hàng quốc doanh và tiến hành cải cách thử nghiệm tại một số

quy định tín dụng địa phương

4.3 Từng bước cải cách khuôn khổ pháp lý:

thực hiện các cam kết gia nhập WTO và dựa trên sự phân tích những điều kiện thực tiễn của Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi, ban hành nhiều luật và quy định mới. Những văn bản pháp luật quan trọng gồm: Luật Quản lý và Giám sát Ngân hàng của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Quy định của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về Quản lý các định chế

tài chính có vốn nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành. Những quy

định tại các văn bản này đã cung cấp cơ sở vững chắc để tiếp tục tiến trình mở

cửa khu vực ngân hàng Trung Quốc. Tháng 12/2003, Chính phủ Trung Quốc

đã ban hành Quy chế mua cổ phần tại các định chế tài chính Trung Quốc của các định chế tài chính nước ngoài. Trong đó, quy định các tiêu chuẩn về quy mô tài sản, mức vốn và khả năng sinh lời cũng như giới hạn tối đa được mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, Điều Luật này đã thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các ngân hàng Trung Quốc và các ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, Trung Quốc cũng mở rộng sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài, tăng cường công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro. Uỷ ban Giám sát Ngân hàng đã tăng cường năng lực giám sát và phân tích từ xa, cải thiện việc lập kế

hoạch và thanh tra tại chỗ. Nhờđó, chất lượng thanh tra đã được tăng cường

đáng kể, góp phần lành mạnh các ngân hàng nước ngoài tại Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sự phát triển của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và những tác động của nó đối với các nước trên thế giới (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)