Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) chi nhánh Hà Nội (Trang 63 - 65)

Trước hết, cơ quan quản lý Nhà nước cần đưa ra một khái niệm cụ thể hơn về DNVVN. Theo kết quả điều tra năm 2006 do Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới công bố, nếu đem tiêu chí DNNVV là dưới 300 lao động và vốn dưới 10 tỷ đồng thì có

đến 96,81% doanh nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm này. Điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong khi xác định đối tượng vay vốn cụ thể. Bên cạnh đó, việc xếp hạng các DNVVN cũng rất quan trọng, góp phần cung cấp thông tin và minh bạch hơn về tình hình tài chính của các doanh ghiệp, đảm bảo cho các khoản vay của ngân hàng.

Thứ hai, cơ quan quản lý Nhà nước nên thực hiện nghiêm kế hoạch cắt giảm đầu tư công và chi tiêu công đã đề ra, giành một phần nguồn lực tiết kiệm đó tăng cường hỗ trợ cho DNVVN. Nhờ đó, chính sách tiền tệ cũng sẽ giảm thiểu được gánh nặng trong công cuộc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; hệ thống ngân hàng cũng sẽ nới rộng hơn với DNVVN trong việc cho vay.

Thứ ba, hệ thống pháp lý đối với hoạt động cho vay DNVVN cần được cải tiến về mặt thủ tục và đồng bộ hoá về mặt nội dung để phục vụ tốt hơn đối tượng DNVVN và cùng lúc đó tăng cường khả năng quản trị rủi ro của các ngân hàng cung cấp dịch vụ. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 01/02/2009, các doanh nghiệp vay vốn lưu động để sản xuất, kinh doanh sẽ được bù 4% lãi suất từ gói kích cầu trị giá 17.000 tỉ đồng của Chính phủ. Chương trình bù lãi suất áp dụng cho các hợp đồng vay được ký kết, giải ngân từ ngày 01/02 đến 31/12/2009. Đây là một chính sách có lợi cho các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chính sách này phải có các tiêu chí cụ thể, minh bạch để chính sách ưu đãi mang lại lợi ích cho đúng đối tượng, tạo ra hiệu quả tích cực để các doanh nghiệp thực sự có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước phải sớm tiến hành chỉnh sửa các quy định về thuế, chế độ kế toán phù hợp với quy mô, trình độ quản lý của các DNNVV, đồng thời tạo điều kiện giám sát, đánh giá hoạt động của DNNVV, nhất là về tình hình tài chính, giúp cho việc xem xét cho vay của ngân hàng thuận lợi hơn...

Thứ tư, Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN. Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN đã được ban hành từ 20/12/2001 theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 193/QĐ-TTg), tuy nhiên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Do đó Chính phủ cần chỉ đạo mạnh mẽ việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương, đưa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sớm đi vào cuộc sống.

trường kinh doanh và định vị kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu, bao gồm: quy hoạch phát triển doanh nghiệp, hạ tầng cơ sở, phát triển các loại hình thị trường (thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ). Điều đó sẽ tạo điều kiện cho DNVVN phát triển, nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó dễ dàng hơn trong quá trình vay vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) chi nhánh Hà Nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)