Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) chi nhánh Hà Nội (Trang 40)

Mặc dù cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt song dư nợ cho vay của VPBank Hà Nội vẫn đạt được mức tăng trưởng. Năm 2007, dư nợ cho vay tăng hơn 490 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ gia tăng là 94% so với năm 2006.

Biểu đồ 2.5. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội

Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh VPBank Hà Nội

Năm 2008, cùng với việc số lượng khách hàng tăng chậm hơn so với giai đoạn 2006-2007, dư nợ cho vay của VPBank cũng tăng nhưng chỉ đạt hơn 100 triệu đồng so với năm 2007. Đây là thời kì khó khăn của các doanh nghiệp trong việc đi vay cũng như trả các khoản vay cũ. Do đó, doanh số cho vay trong kì cũng như doanh số thu nợ trong kì của ngân hàng giảm. Vì vậy, mặc dù dư nợ vẫn tăng nhưng tăng với tỷ lệ thấp hơn so với giai đoạn trước. Tỷ lệ gia tăng chỉ đạt là 13%. Con số cụ thể được thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2.5. Doanh số và dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ lệ

2006-2007 2007-2008

Doanh số cho vay 645,432 724,345 687,631 12% -5%

Dư nợ cho vay 530,091 1,028,495 1,163,493 94% 13%

Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh VPBank Hà Nội 2.2.2.3. Tỷ trọng dư nợ

Bên cạnh tình hình dư nợ nói chung, tỷ trọng cho vay DNVVN phản ánh rõ hơn về thực trạng cho vay của VPBank Hà Nội.

Bảng 2.6. Tỷ trọng cho vay DNVVN tại chi nhánh VPBank Hà Nội

Chỉ tiêu 2006 Tỷ trọng 2006 2007 Tỷ trọng 2007 2008 Tỷ trọng 2008 Tổng dư nợ cho vay 1,081,818 100% 1,940,557 100% 2,115,441 100% Cho vay DNVVN 530,091 49% 1,028,495 53% 1,163,493 55% Cho vay khác 551,727 51% 912,062 47% 951,948 45%

Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội

Tỷ trọng cho vay DNVVN trong tổng số dư nợ cho vay càng thể hiện rõ mục tiêu của VPBank Hà Nội. Đối tượng khách hàng chính của chi nhánh luôn là các DNVVN. Hoạt động cho vay DNVVN chiếm trung bình khoảng 50% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2008, mặc dù ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng tỷ trọng cho vay DNVVN vẫn được giữ vững, thậm chí tăng thêm 2% so với năm 2007, với dư nợ đạt trên 1,1163 triệu đồng.

Bên cạnh đó, chỉ tính riêng trong khoản mục cho vay doanh nghiệp, cho vay DNVVN của VPBank Hà Nội đã chiếm tới 93% trong năm 2007 và năm 2008.

Bảng 2.7. Dư nợ cho vay DN theo quy mô tại VPBank Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay DN 574,446 100% 1,109,998 100% 1,250,649 100% Cho vay DNVVN 530,091 92% 1,028,495 93% 1,163,493 93% Cho vay DN lớn 44,355 8% 81,503 7% 87,156 7%

Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội

Nhìn vào cơ cấu dư nợ cho vay DN của ngân hàng có thể thấy, VPBank Hà Nội chủ yếu cho vay với đối tượng khách hàng là các DNVVN. Có thể nói đây là mục tiêu và định hướng của toàn hệ thống VPBank trong việc phát triển và mở rộng khách hàng tiềm năng. Năm 2008, tốc độ tăng dư nợ cho vay DNVVN là 13%, trong khi đó tốc độ tăng dư nợ cho vay DN lớn chỉ đạt 6.94% [=(87,156-81503)/81503*100%], tương ứng với 87,156 triệu đồng. Cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng khá lớn trong khoản mục cho vay doanh nghiệp. Tỷ trọng này duy trì ở mức 92% - 93% trong suốt ba năm từ năm 2006 đến năm 2007. Trong khi đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn chỉ đạt trung bình trên 7% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Mức độ ổn định trong cơ cấu cho vay càng thể hiện rõ hơn chiến lược của VPBank trong việc vươn tới chiếm lĩnh đối tượng khách hàng DNVVN .

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu cho vay DN theo quy mô tại chi nhánh VPBank Hà Nội

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của chi nhánh VPBank Hà Nội

2.2.2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN

Bên cạnh chỉ tiêu về tình hình dư nợ và tỷ trọng dư nợ, để nhận biết rõ hơn về thực trạng cho vay DNVVN của chi nhánh VPBank Hà Nội, cơ cấu dư nợ là một chỉ tiêu thể hiện quy mô cũng như tỷ trọng cho vay của ngân hàng theo từng tiêu chí.

Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN trước hết được phân theo đồng tiền cho vay.

Bảng 2.8. Dư nợ cho vay DNVVN theo đồng tiền cho vay tại chi nhánh VPBank Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội

Có thể thấy dư nợ cho vay DNVVN của VPBank Hà Nội chủ yếu là cho vay nội tệ. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008, tỷ tọng dư nợ cho vay có thay đổi nhưng không đáng kể. Tỷ trọng dư nợ cho vay theo nội tệ chiếm đến trên 90% trong tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngoại tệ chỉ đạt trên 8% trong năm 2007 và năm 2008. Nguyên nhân chính là do chi nhánh chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp thương mại, các hãng kinh doanh taxi…trên địa bàn Hà Nội, còn số lượng khách hàng là các DN xuất nhập khẩu tương đối ít. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, việc phân chia dư nợ cho vay theo cơ cấu trên chỉ có thể cho thấy chi nhánh VPBank Hà Nội chú trọng đến các khoản vay bằng nội tệ. Do đó, cơ cấu dư nợ theo kì hạn sẽ bổ sung chi tiết hơn thực trạng của hoạt động này.

Bảng 2.9. Dư nợ cho vay DNVVN phân theo kì hạn tại chi nhánh VPBank Hà Nội Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Số dư Cho vay DNVVN (=1+2) 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 530,091 100% 1,028,495 100% 1,163,493 100% 1- Theo nội tệ 477,082 90% 939,016 91.3% 1,059,942 91.1% 2- Theo ngoại tệ 53,009 10% 89,479 8.7% 103,551 8.9%

Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội

Trong ba năm từ 2006-2007, cơ cấu cho vay DNVVN của ngân hàng có khá nhiều biến động. Bên cạnh sự thay đổi về dư nợ cho vay DNVVN nói chung như đã phân tích ở trên, sự thay đổi về hoạt động cho vay DNVVN trong ngắn hạn rất đáng kể.

Biểu đồ 2.7. Dư nợ cho vay DNVVN tại VPBank Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội

Năm 2007, tỷ lệ tăng dư nợ ngắn hạn lên đến 133% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008, tỷ lệ này đột ngột giảm 2%. Nguyên nhân trực tiếp nhất là do ngân hàng đã chuyển đổi cơ cấu dư nợ, tập trung vào các khoản cho vay trung dài hạn. Năm 2007, dư nợ của các khoản vay trung dài hạn tăng 67% và đến năm 2008 là 28%.

Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ lệ dư nợ Cho vay DNVVN (=1+2) 2006 2007 2008 2006-2007 2007-2008 530,091 1,028,495 1,163,492 94% 13% 1- Cho vay DNVVN ngắn hạn 218,232 507,930 495,985 133% -2% 2- Cho vay DNVVN trung - dài hạn 311,858 520,564 667,507 67% 28%

Bên cạnh cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN phân theo kì hạn, cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo ngành kinh tế sẽ làm rõ hơn về đối tượng khách hàng vay vốn của chi nhánh VPBank Hà Nội.

Bảng 2.10. Dư nợ cho vay DNVVN phân theo ngành kinh tế tại chi nhánh VPBank Hà Nội Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Dư nợ Cho vay DNVVN (=1+2+3) 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 530,091 100% 1,028,495 100% 1,163,492 100% 1- CN và XD 91,441 17.25% 174,844 17% 209,429 18% 2- TM và DV 404,459 76.30% 802,226 78% 919,159 79% 3- Ngành khác 34,191 6% 51,425 5% 34,905 3%

Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, từ năm 2006 đến năm 2008, VPBank Hà Nội vẫn duy trì cơ cấu dư nợ tương đối ổn định. Đối tượng khách hàng của chi nhánh tập trung chủ yếu trong ngành thương mại và dịch vụ. Tỷ trọng cho vay của chi nhánh đối với các DNVVN trong ngành này tăng từ 76% vào năm 2006 đến 79% vào năm 2008. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay DNVVN trong ngành công nghiệp và xây dựng chỉ đạt 18% vào năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm qua, VPBank Hà Nội tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp thương mại, các hãng taxi trên địa bàn… Việc mở rộng đối tượng khách hàng này của VPBank Hà Nội có xu hướng gia tăng. Năm 2006, dư nợ cho vay đối với các DNVVN trong ngành thương mại và dịch vụ là 404,459 triệu đồng, đến năm 2008 đã tăng lên 919,159 triệu đồng.

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo ngành kinh tế tại chi nhánh VPBank Hà Nội

Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội

Thực trạng hoạt động cho vay DNVVN của VPBank Hà Nội đã được thể hiện qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, số lượng khách hàng vay vốn, dư nợ cho vay cũng như cơ cấu cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay có đảm bảo khả năng an toàn cho ngân hàng hay không. Dưới đây là chi tiết về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng để trả lời cho câu hỏi đó.

2.2.2.5.Tỷ lệ nợ quá hạn

Chi nhánh VPBank Hà Nội luôn đảm bảo duy trì chất lượng cho vay tốt nhất. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng thường dao động từ 1.25% đến 1.5%. Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh giảm rõ rệt, từ 1.5% xuống còn 1.3%. Có thể nói, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh thấp hơn nhiều so với mức quy định 5% của NHNN. Điều này thể hiện tình hình hoạt động cho vay của VPBank Hà Nội ngày càng đảm bảo hơn, góp phần giảm thiểu rủi ro. Tỷ lệ nợ quá hạn được tính dựa trên nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay DNVVN.

Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay DNVVN tại chi nhánh VPBank Hà Nội

Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội

Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay DNVVN tại chi nhánh VPBank Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ 530,091 1,028,495 1,163,493

Nợ quá hạn 7,951 14,707 15,125

Tỷ lệ nợ quá hạn 1.50% 1.43% 1.30%

Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội

Mặc dù cả hai chỉ tiêu dư nợ và nợ quá hạn đều có xu hướng tăng trong ba năm, tuy nhiên tốc độ tăng của dư nợ cao hơn so với nợ quá hạn. Chính vì thế tỷ lệ nợ quá hạn được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank Hà Nội là tương đối thấp so với tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN của toàn hệ thống là 3.64% (10886 tỷ đồng).

Nhìn chung trong những năm qua, hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên quá trình hoạt động không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Việc đánh giá thực trạng mở rộng cho vay DNVVN tại VPBank Hà Nội nhằm làm rõ hơn những yếu tố đó để có thể nhận định và đưa ra giải pháp cụ thể.

2.3. Đánh giá thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội VPBank Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1. Thành tựu

Mặc dù cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, hoạt động cho vay của VPBank chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây vẫn tăng

trưởng tốt. Có thể nói, sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng và chi nhánh trở thành động lực phát triển, nâng cao tính cạnh tranh của chi nhánh VPBank Hà Nội. Cạnh tranh sẽ giúp ngân hàng không ngừng cải thiện, không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của dân cư và các doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2006-2007, cho vay DNVVN tại chi nhánh VPBank Hà Nội đã đạt được một số thành tựu như sau:

 Duy trì tốt hoạt động cho vay DNVVN. Năm 2008 là năm có nhiều biến động không chỉ đối với nền kinh tế thế giới mà đối với cả kinh tế của Việt Nam. Hoạt động của các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp nói chung gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các DNVVN. Mặc dù vậy, hoạt động cho vay DNVVN của VPBank Hà Nội vẫn đạt được những kết quả tương đối khả quan so với tình hình biến động chung của nền kinh tế. Mức độ tăng trưởng của dư nợ dù không cao nhưng vẫn có những bước phát triển hơn so với năm 2007. Dư nợ cho vay DNVVN từ hơn 530 triệu đồng vào năm 2006 lên đến hơn một tỷ đồng trong năm 2008. Điều đó thể hiện những thành công ban đầu của chi nhánh trong việc thu hút khách hàng, mở rộng cho vay với những điều kiện ưu đãi. Số lượng khách hàng của chi nhánh hiện nay dù không phải là con số quá lớn song cũng đóng góp phần lớn vào hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ thống VPBank.

 Chất lượng của các khoản vay được đảm bảo. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh VPBank luôn được duy trì ở mức tốt nhất. Số lượng khách hàng tăng thêm kéo theo dư nợ cho vay ngày càng lớn, do đó mặc dù nợ quá hạn của ngân hàng vẫn tăng song đã được đảm bảo ở mức độ thấp nhất. Năm 2007, nợ quá hạn tăng 85% so với năm 2006, tuy nhiên con số này đã được cải thiện, giảm xuống chỉ còn 3% trong giai đoạn 2007- 2008.

Để đạt được những kết quả trên chi nhánh VPBank Hà Nội đã thực hiện hàng loạt các biện pháp trong thời gian vừa qua nhằm cải thiện tình hình cho vay DNVVN của ngân hàng. VPBank Hà Nội luôn thực hiện theo đúng định hướng đã đề ra, tuân thủ các nguyên tắc cho vay bảo đảm an toàn, hiệu quả:

- Chỉ cho vay đối với các phương án, dự án có hiệu quả kinh tế, có nguồn thu bảo đảm trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi; không cho vay đối với các phương án, dự án thuộc đối tượng chính sách hoặc các phương án, dự án không hiệu quả, không đảm bảo nguồn

thu nhập để trả nợ ngân hàng.

- Không cho vay đối với các phương án, dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, hoặc công nghệ mới quá phức tạp mà nhân viên ngân hàng không đủ trình độ để đánh giá mức độ rủi ro.

Bên cạnh đó, để đạt được tỷ lệ nợ quá hạn thấp, đảm bảo an toàn cho ngân hàng, VPBank luôn tuân thủ quy trình nghiệp vụ đặt ra. Ngân hàng đã thực hiện việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm giám sát khoản cho vay thích hợp với từng mức độ rủi ro. Ngân hàng tiến hành lập phiếu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, trong đó có sự đánh giá của từng chỉ tiêu thông qua các yếu tố tài chính và phi tài chính. Các yếu tố tài chính như: khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho, doanh thu trên tổng tài sản…; các yếu tố phi tài chính như: kinh nghiệm trong ngành của ban giám đốc, tính khả thi của phương án kinh doanh, vị thế cạnh tranh…

Bảng 2.12. Phiếu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Chỉ tiêu Kết quả đánh giá từng chỉ

tiêu Điểm của chỉ tiêu

I-Yếu tố tài chính - -

II-Yếu tố phi tài chính - -

Tổng cộng điểm (I+II) - -

Nguồn: Tài liệu đào tạo nhân viên tín dụng, VPBank Hà Nội

Sau khi lập phiếu xếp hạng cho vay doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tiến hành xếp hạng rủi ro dựa trên thang điểm đã có.

Bảng 2.12. Bảng đánh giá xếp hạng rủi ro

Điểm Xếp hạng Đánh giá Nhóm rủi ro

87 - 100 A+ Xuất sắc Thấp

74 - 86 A Tốt Thấp

61 - 73 B+ Trung bình Trung bình

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) chi nhánh Hà Nội (Trang 40)