Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng.
Bình quân giai đoạn 2004-2006 nguồn vốn huy động của VPBank đạt mức tăng trưởng 68%. Trong đó, nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng
Ban giám đốc Phòng giao dịch Chi nhánh cấp II Phòng phục vụ khách hàng DN Phòng phục vụ khách hàng cá nhân Bộ phận thanh toán quốc tế
nguồn vốn huy động của VPBank (khoảng 80%).
Trong năm 2007, thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt. Sự thành lập của nhiều ngân hàng cũng như mạng lưới các chi nhánh của các ngân hàng thương mại liên tục được mở rộng ít nhiều đã có tác động đến tình hình hoạt động của VPBank. Tuy nhiên bằng các biện pháp hữu hiệu như thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến mãi…VPBank đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao. Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.448 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007 và tăng 6.393 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 70%). Trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư (thị trường I) đạt 12.764 tỷ đồng, tăng 128% so với cuối năm 2006. Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là 2.439 tỷ đồng, giảm 947 tỷ đồng so với cuối năm 2006.
Biểu đồ 2.1. Vốn huy động của VPBank
Nguồn: www.vpbank.com.vn
Sáu tháng đầu năm 2008 nền kinh tế có nhiều điều kiện bất lợi, trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm nên cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Theo báo cáo tài chính sáu tháng đầu năm của VPBank, ngân hàng đã liên tục tăng lãi suất huy động để phù hợp với diễn biến của thị trường (trong 6 tháng VPBank đã hơn 10 lần tăng lãi suất huy động vốn). Tổng nguồn vốn huy động của VPBank cuối tháng 6/2008 đạt 17.687 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2007 và tăng 64% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tổng nguồn vốn huy động thị trường I đạt 15.947 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm trước và tăng 89% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng đối với chi nhánh VPBank Hà Nội, cơ cấu vốn trong năm 2008 tăng đáng kể so với năm 2007. Tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn đạt 86% trong năm 2008.
Bảng 2.3. Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh VPBank Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng 2007 2008 Tỷ trọng 2008 I Theo kì hạn 2,843,967.517 100% 3,055,307.817 100% 1 Ngắn hạn 548,359.716 19% 424,912.975 14% 2 Trung và dài hạn 2,295,607.801 81% 2,630,394.842 86%
II Theo loại tiền 2,843,967.517 100% 3,055,307.817 100%
1 Theo nội tệ 2,578,867.619 91% 2,608,026.250 85%
2 Theo ngoại tệ 265,099.898 9% 447,281.567 15%
Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh VPBank Hà Nội 2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Trong thời gian từ 2004 - 2006, hoạt động cho vay của VPBank được giữ vững theo phương châm “bảo thủ”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện cho vay. Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị, trong đó có chi nhánh Hà Nội,
nên tốc độ phát triển cho vay vẫn đạt mức tăng khá, cao gấp hơn hai lần mức tăng trưởng cho vay chung của toàn ngành ngân hàng. Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2006 đạt 6.594 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2005. Dư nợ cho vay toàn hệ thống tính đến 31/12/2006 đạt 5.013 tỷ đồng, vượt 17% so với kế hoạch, tăng 2.017 tỷ đồng (tương đương tăng gần 67%) so với năm 2005. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.323 tỷ đồng, tăng 8.317 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 165% so với cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007. Trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.726 tỷ đồng, chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.959 tỷ đồng, chiếm 52% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0.49%.
Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay 2005-2007 của VPBank
Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Tỷ trọng 2005 Năm 2006 Tỷ trọng 2006 Năm 2007 Tỷ trọng 2007 Tổng dư nợ 3,297 100% 5,006 100% 13,323 100%
Theo loại hình cho vay
Cho vay ngắn hạn 1,688 51% 2,488 49.7% 6,959 52%
Cho vay trung, dài hạn 1,607 49% 2,518 50.3% 6,364 48%
Cho vay khác 2,058 62% - - - -
Theo loại tiền tệ
Cho vay bằng đồng Việt Nam 3,191 97% 4,736 95% 12,726 96%
Cho vay bằng ngoại tệ 106 3% 270 5% 596 4%
Nguồn: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong năm 2007, www.vpbank.com.vn
Trong tháng 1/2008 hoạt động cho vay của VPBank tăng trưởng mạnh. Dư nợ cho vay đến cuối tháng 1/2008 tăng 14% so với cuối năm 2007. Tuy nhiên từ cuối tháng 1, khi nguồn vốn trên thị trường trở nên khan hiếm, nhằm đảm bảo thanh khoản VPBank đã thực hiện nhiều biện pháp: hạn chế cho vay; ngừng cho vay kinh doanh bất động sản; áp dụng hạn mức tín dụng cho các chi nhánh; hạn chế các khoản vay của khách hàng mới…nên dư nợ cho vay của VPBank trong tháng 2 và tháng 3 tăng chậm lại. Từ tháng
4/2008 VPBank tiếp tục thắt chặt hoạt động cho vay bằng cách tiếp tục áp dụng hạn mức tín dụng cho các chi nhánh; nâng cao chất lượng cho vay bằng cách sàng lọc khách hàng tốt, từ chối nhu cầu vay vốn của các khách hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về cho vay hoặc đáp ứng ở mức thấp; tạm dừng cho vay đối với khách hàng liên quan đến lĩnh vực rủi ro cao (kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đầu cơ tích trữ xi măng, sắt thép…). Tổng dư nợ cho vay của VPBank đến 30/06/2008 là 15.130 tỷ đồng tăng 14% so với cuối năm 2007 và tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng đối với chi nhánh VPBank Hà Nội, mặc dù có những biến động về kinh tế trong năm 2008 nhưng hoạt động cho vay của chi nhánh vẫn đạt được những kết quả khả quan. Dư nợ cho vay từ năm 2006 đến năm 2008 đều tăng. Năm 2008, dư nợ cho vay của VPBank Hà Nội đạt 2353 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2007.
Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay của chi nhánh VPBank Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank chi nhánh Hà Nội 2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ của VPBank trong những năm gần đây tiếp tục tăng trưởng đều đặn. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VPBank đến 31/12/2007 đạt trên 4 tỷ đồng. Trong ba năm liên tiếp (2004 - 2006), VPBank được The Bank of New York trao “ Chứng nhận đạt tỷ lệ diện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế”. Trong 4 tháng đầu năm 2008, hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank tiếp tục tăng trưởng đều đặn. Trong tháng 5 và tháng 6/2008 do tình hình nguồn vốn khó khăn nên hoạt động thanh toán quốc
tế giảm sút cả về số lượng và doanh số, tuy nhiên so với 6 tháng đầu năm 2007 hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank vẫn có những tăng trưởng đáng ghi nhận. Thu phí dịch vụ trong 6 tháng đạt hơn 4,1 tỷ đồng, tăng 38% so với 6 tháng đầu năm 2007. Đến cuối tháng 6/2008 VPBank đã hoàn tất việc thanh toán tập trung trên toàn hệ thống. Trong tháng 3/2008 VPBank vinh dự được đại diện của Wachovia Bank - một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng Chứng nhận đạt tỷ lệ diện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế năm 2007.
Đối với các sản phẩm tiền gửi, VPBank tiếp tục duy trì sản phẩm tiết kiệm gốc linh hoạt, mang lại cho khách hàng lãi suất cao mà vẫn chủ động trong việc sử dụng tiền. Đối với các sản phẩm cho vay, VPBank liên tục khuyến khích khách hàng vay tiêu dùng bằng chính sách lãi suất hợp lý. Bên cạnh đó VPBank đưa ra sản phẩm “Cho vay mua ô tô đã qua sử dụng”, giúp khách hàng có thể mua cho mình một chiếc ô tô phù hợp với khả năng tài chính. Đặc biệt năm 2007 VPBank đã triển khai sản phẩm cho vay tín chấp đối với cán bộ, nhân viên và các sản phẩm cho vay qua thẻ tín dụng. Đối với VPBank Hà Nội, năm 2008, thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 6388 triệu đồng, tăng 30% so với năm 2006.
Bảng 2.3. Chỉ tiêu hoạt động dịch vụ của VPBank chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ 4,067 6,100 7,930
Chi phí hoạt động dịch vụ 790 1,186 1,542
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 3,277 4,914 6,388
Tỷ lệ Thu nhập/Doanh thu từ hoạt động dịch vụ 80.58% 80.56% 80.55%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VPBank chi nhánh Hà Nội
Nhìn chung, các hoạt động cơ bản của VPBank cũng như của chi nhánh Hà Nội đều duy trì được tốc độ tăng trưởng qua các năm. Ngân hàng luôn đưa ra được nhiều giải pháp tích cực, linh hoạt trong lĩnh vực huy động vốn, tín dụng và đầu tư để vừa đảm bảo đạt được lợi nhuận kế hoạch đề ra, vừa đảm bảo an toàn hoạt động. Bên cạnh đó, VPBank Hà Nội thường xuyên quan tâm và hướng tới mục tiêu phát triển của chi nhánh là mở rộng cho vay DNVVN.
2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội Nội
2.2.1. Khái quát về khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh VPBank Hà Nội VPBank Hà Nội
Với mục tiêu kinh doanh tín dụng đảm bảo an toàn và hiệu quả, VPBank chỉ cấp tín dụng cho các khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng và phù hợp với định hướng chiến lược khách hàng của VPBank. Ngân hàng luôn ưu tiên cho vay đối với các khách hàng là DNVVN. Có thể nói đây là một bước đi đúng đắn của ngân hàng trong việc lựa chon khách hàng phù hợp với khả năng và quy mô ngân hàng. Bởi vì việc huy động vốn của VPBank chủ yếu từ dân cư với lãi suất cao nên khó cạnh tranh khi cho vay các khách hàng lớn. Bên cạnh đó, cho vay DNVVN ngày càng thể hiện nhiều ưu điểm:
- Các doanh nghiệp này sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất đủ bù đắp chi phí và có lãi hợp lý cho ngân hàng.
- Dư nợ cho vay mỗi khách hàng không cao nên phân tán được rủi ro.
- Các khoản vay nhỏ dễ thu xếp tài sản thế chấp, từ đó góp phần nâng cao độ an toàn cho ngân hàng.
Đối tượng khách hàng DNVVN của VPBank Hà Nội hiện nay vẫn tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Trong đó tập trung nhiều vào các hình thức cho vay mua ô tô, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh taxi, vận tải hành khách và nhu cầu mua xe ô tô để sử dụng trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích đi lại, đưa đón cán bộ công nhân viên.
Một số đối tượng khách hàng của chi nhánh như công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Tân Thịnh, công ty Vista, Ba Sao… Bên cạnh đó, các DNVVN trong lĩnh vực xây dựng cũng là đối tượng tiềm năng của ngân hàng như công ty Thép Việt Đức, công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng Ngân Hà, công ty TNHH thương mại Sao Việt. Tuy nhiên, khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm thủy sản còn hạn chế, đặc biệt là lĩnh vực nông lâm nghiệp. Đây là điều không tránh khỏi vì chi nhánh đặt tại Hà Nội, trung tâm công nghiệp của cả nước, do đó chủ yếu tập trung các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và sản xuất.
đó việc mở rộng cho vay DNVVN sẽ thu hút nhiều hơn nữa những khách hàng có tiềm năng, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
2.2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh VPBank Hà Nội Nội
Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay DNVVN của VPBank Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan. Để đạt được mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay, quá trình phân tích và nhìn nhận lại thực trạng cho vay của VPBank Hà Nội là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả mở rộng cho vay trong những năm tiếp theo. Có thể xem xét thực trạng qua một vài chỉ tiêu sau:
2.2.2.1. Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh số cho vay trong kì phản ánh dung lượng hoạt động cho vay trong kì. Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2008, doanh số cho vay DNVVN của VPBank Hà Nội tăng trưởng không ổn định. Tỷ lệ gia tăng doanh số cho vay năm 2007 là 12%, trong khi đó năm 2008 doanh số cho vay chỉ còn hơn 687 triệu đồng, giảm 5% so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động. Các DNVVN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó doanh số vay vốn ngân hàng cũng bị hạn chế.
Biểu đồ 2.3. Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank Hà Nội
Mặc dù vậy, số lượng khách hàng của chi nhánh vẫn có xu hướng tăng. Cụ thể trong năm 2007, số lượng DNVVN vay vốn tại chi nhánh là 398 doanh nghiệp, tăng 15% so
với năm 2006. Đây là năm VPBank đạt được nhiều thành công lớn trong việc thu hút các đối tượng khách hàng mới. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với nhu cầu vốn đầu tư tăng cao là nguyên nhân góp phần làm sôi động hoạt động của các NHTM, trong đó có hoạt động cho vay.
Năm 2008, VPBank Hà Nội vẫn duy trì được số lượng khách hàng tiềm năng và có thêm những khách hàng mới như công ty cổ phần y học Rạng Đông, công ty TNHH thương mại kỹ thuật An Thành... Tuy nhiên, nếu so sánh mức tăng số lượng khách hàng trong năm 2008 với mức tăng năm 2007 của chi nhánh sẽ cho thấy tốc độ gia tăng khách hàng trên thực tế đang giảm. Năm 2007, tỷ lệ tăng số lượng khách hàng là 15% , trong khi đó năm 2008 chỉ đạt 4% với 412 khách hàng. Có thể nói chi nhánh đang gặp khó khăn trong việc thu hút thêm đối tượng vay vốn. Nguyên nhân chính là do chính sách khách hàng chưa được chú trọng. VPBank Hà Nội có thế mạnh là cán bộ nhân viên rất nhiệt tình và năng động trong công việc. Tuy nhiên, một chính sách khách hàng hợp lý vẫn là điều kiện cần thiết để đảm bảo hiệu quả trong công tác giao tiếp, phục vụ khách hàng vay vốn.
Biểu đồ 2.4. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại VPBank Hà Nội
Đơn vị: doanh nghiệp
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội
Bảng 2.4. Doanh số cho vay và số lượng khách hàng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tỷ lệ
2006-2007 2007-2008
Doanh số cho vay 645,432 724,345 687,631 12% -5%
Số lượng khách hàng 345 398 412 15% 4%
Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank Hà Nội
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, năm 2008 mặc dù số lượng khách hàng tăng chậm nhưng doanh số cho vay giảm. Điều đó cho thấy quy mô các khoản tiền vay của khách hàng giảm so với các năm trước. Những khó khăn của nền kinh tế trở thành rào cản đối với các DNVVN trong việc vay vốn cũng như giảm cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. DNVVN trở nên lưỡng lự khi quyết định vay vốn tại ngân hàng, mặt khác ngân hàng lại thận trọng hơn trước những hợp đồng vay vốn của khách hàng mới.
Tuy nhiên, doanh số cho vay và số lượng khách hàng vay vốn vẫn chưa thể hiện rõ thực trạng cho vay DNVVN tại VPBank Hà Nội. Do đó dư nợ cho vay là chỉ tiêu tiếp