Những yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo của các tổ CHỨC cơ sở ĐẢNG ở HUYỆN tân HƯNG, TỈNH LONG AN (Trang 27 - 30)

B. NỘI DUNG

1.3. Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong xây dựng, chỉnh

1.3.1. Những yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng

Để lãnh đạo cách mạng thắng lợi, đảng phải có năng lực, năng lực lãnh đạo, năng lực hiểu biết, năng lực tổ chức thực hiện. Năng lực lãnh đạo là khả năng tri thức tổng hợp các thuộc tính cơ bản của tổ chức lãnh đạo, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động lý luận và thực tiễn, bảo đảm cho hoạt động của tổ chức phù hợp với nhu cầu khách quan của tình hình chung và tình hình cụ thể của từng địa phương, để hồn thành các nhiệm vụ chính trị đề ra.

Tổ chức cơ sở đảng phải có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn và có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động ở cơ sở. Nội dung cơ bản của việc tổ chức các hoạt động thực tiễn của tổ chức cơ sở đảng được thể hiện thơng qua các tiêu chí sau:

- Tổ chức cơ sở đảng phải có khả năng thu nhập và xử lý thơng tin liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội: Chính trị, kinh tế, văn hố, an ninh quốc phịng… ở cấp cơ sở một cách nhanh chóng và có hiệu quả, thiết thực. Công tác lãnh đạo quản lý là biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể lãnh đạo quản lý và khách thể bị lãnh đạo, quản lý. Mối quan hệ này được phản ánh qua thông tin hai chiều giữa chủ thể và khách thể. Thiếu thông tin hoặc xử lý thông tin khơng kịp thời, chính xác thì người lãnh đạo quản lý dễ rơi vào tình trạng quan liêu, độc đốn, chun quyền xa rời thực tiễn. Các tổ chức cơ sở đảng phải chủ động xây dựng phương pháp làm việc khách quan, khoa học hình

thành mạng lưới cung cấp thơng tin xác thực. Khi đã có thơng tin, tổ chức cơ sở đảng phải phân tích để rút ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp cũng như quyết định đúng đắn, có hiệu quả những nhiệm vụ đặt ra.

- Tổ chức cơ sở đảng có khả năng tổ chức bộ máy, phối hợp các lực lượng, các bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ đặt ra ở cơ sở. Điều đó địi hỏi “tổ chức cơ sở đảng phải có tư duy tổ chức phối hợp các bộ phận trên cơ sở phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ dưới quyền để bố trí phù hợp với năng lực, sở trường” [10, tr. 17]. Phải là trung tâm đoàn kết, thu hút cán bộ cấp dưới và nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện những nhiệm vụ đang đặt ra.

“Tổ chức cơ sở đảng phải làm tốt cơng tác kiểm tra, giám sát để duy trì, điều chỉnh việc thực hiện các quyết định quản lý. Phát hiện kịp thời những vấn đề mới nảy sinh để giải quyết, tìm ra những lệch lạc sai sót để sửa chữa, điều chỉnh các vấn đề thực tế đặt ra để các quyết định có hiệu lực, hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng” [10, tr. 19]. Công tác kiểm tra, giám sát làm tăng hiệu quả các quyết định quản lý, đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ một cách triệt để, tránh được các căn bệnh vốn có như qua loa, đại khái, hạn chế các tiêu cực có thể nảy sinh trong q trình thực hiện nhiệm vụ. Năng lực này còn thể hiện ở khả năng đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quyết định và khả năng rút kinh nghiệm thực tiễn kịp thời vận dụng nó vào cuộc sống.

- Tổ chức cơ sở đảng phải có năng lực sáng tạo và tính quyết đốn. Năng

lực sáng tạo là khả năng vận dụng tri thức lý luận và khoa học vào thực tiễn khơng rập khn máy móc, tìm ra những con đường mới những phương pháp mới, giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra phù hợp với đòi hỏi khách quan. Với tư duy năng động tổ chức cơ sở đảng phải nắm bắt được sự vận động biến đổi không ngừng ở địa phương trên quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển để đưa ra những quyết sách đúng.

Bên cạnh đó, phải tìm ra cái mới, phân tích được ngun nhân phát sinh, xu hướng vận động của các vấn đề đặt ra ở địa phương để có những giải pháp phù hợp. Thực tiễn hết sức phong phú, vì vậy tổ chức cơ sở đảng phải có khả năng phân loại, hệ thống hoá vấn đề, xác định được trọng tâm, mâu thuẫn cơ bản để có phương án giải quyết sát đúng, ra những quyết định nhanh nhạy phát huy được nguồn lực, tiềm năng của cơ sở, địa phương để ổn định chính trị xã hội, phát triển kinh tế. Đi cùng với tính sáng tạo là tính quyết đốn, đó là khả năng nắm bắt được vấn đề, ban hành những quyết định đúng, dứt khốt, khơng do dự, đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm. Trên cơ sở nắm vững cơ sở khoa học của vấn đề, nắm vững phương pháp luận trong giải quyết vấn đề, tính quyết đốn tăng thêm hiệu lực, hiệu quả quản lý, tạo được niềm tin cho người thực hiện, bảo đảm sự thống nhất, nhất quán trong việc ra quyết định lãnh đạo, chỉ đạo. Nó là sản phẩm của tính kiên quyết, tính chủ động, tư duy sáng tạo, sự thận trọng và niềm tin khoa học. Tính quyết đốn khác hẳn với bệnh hách dịch, cửa quyền, quan liêu, mệnh lệnh, liều lĩnh và phiêu lưu. Tính quyết đốn thể hiện trước hết ở khả năng phán đốn chính xác tình hình, đưa ra được quyết định chỉ đạo ngay lập tức, chính xác trong những tình huống bất ngờ mà khơng địi hỏi thời gian chờ đợi để phân tích dự kiện hoặc chưa có đủ dự kiện cần thiết để phân tích. Quyết định này có được do sự nhạy cảm của trực giác, khả năng phán đốn, phân tích, tổng hợp nhanh nhạy trên cơ sở tri thức phong phú đã được tích lũy. Tổ chức Đảng ở cơ sở là nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống xã hội, nơi tổ chức và thực thi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nơi hàng ngày, hàng giờ gắn bó, gần gủi mật thiết với nhân dân. Vì vậy, những vấn đề xảy ra cũng hết sức phong phú, phức tạp, nhạy cảm đòi hỏi người đứng đầu tổ chức cơ sở đảng cấp xã phải giải quyết kịp thời, đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra. Nếu không giải quyết kịp thời sẽ không đạt được hiệu quả công tác lãnh đạo quản lý; mất thời cơ, lúng túng, bị động, công việc dồn ép, làm chậm phát triển kinh tế,

xã hội, kìm hãm, cản trở… Nếu quyết định sai, võ đoán, chậm trễ sẽ gây mất lịng tin, có thể là ngịi nổ bùng phát xung đột hoặc tăng thêm bùng phát xung đột gây mất ổn định trật tự xã hội. Nếu không quyết đốn, trơng chờ ỷ lại cấp trên, dựa dẫm vào tập thể thì hiệu quả cơng tác kém. Vì thế đảng ủy và chi ủy trong các tổ chức cơ sở đảng phải khơng ngừng học tập, rèn luyện để có tri thức nhận biết được sự vận động của thực tiễn, hiểu và nắm vững cơng việc mình phụ trách, có phương pháp luận khoa học, rèn luyện tính quyết đốn để có khả năng ra quyết định một cách dứt khốt và dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Tổ chức cơ sở đảng phải có năng lực tạo khơng khí hài hịa trong các mối quan hệ. Công tác lãnh đạo, quản lý của các tổ chức cơ sở đảng chính là sự tác động trực tiếp đến các thành viên xã hội bằng nhiều phương thức khác nhau. Vì thế khả năng giao tiếp vừa thể hiện năng lực lãnh đạo vừa là một nghệ thuật để nâng cao năng lực lãnh đạo. Phần lớn thời gian làm việc của cấp ủy và các đảng viên trong các tổ chức cơ sở đảng là giao tiếp với cấp trên để nhận chỉ đạo và với cấp dưới để triển khai cơng việc. Trong đó đặc thù của cấp ủy ở cơ sở là giao tiếp với quần chúng nhân dân. Do vậy, hiệu quả công tác phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giao tiếp, quan hệ của cấp ủy và chi bộ với dân.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo của các tổ CHỨC cơ sở ĐẢNG ở HUYỆN tân HƯNG, TỈNH LONG AN (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w