Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ Tân Hưng đối với các Ch

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo của các tổ CHỨC cơ sở ĐẢNG ở HUYỆN tân HƯNG, TỈNH LONG AN (Trang 103 - 107)

B. NỘI DUNG

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở

3.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ Tân Hưng đối với các Ch

với các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở

Trong những năm qua, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng huyện Tân Hưng được nâng lên rõ rệt. Để đạt được những kết quả đã nêu trên là quá trình nỗ lực, phấn đấu của bản thân đảng viên và chi bộ, đảng ủy. Những đảng viên và chi bộ, đảng ủy của các chi bộ, đảng bộ cố gắng vượt lên những khó khăn, thách thức để hồn thành tốt chức năng nhiệm vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực vươn lên của các chi bộ, đảng bộ thì khơng thể thiếu sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng cấp trên, mà trực tiếp là Đảng bộ huyện Tân Hưng. Có thể nói, đây là yếu tố rất quan trọng để giúp các tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Do vậy, để nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng, một mặt, bản thân các tổ chức cơ sở đảng phải biết tự thân nỗ lực phấn đấu vươn lên, phát huy tính chủ động, sáng tạo; mặt khác, tranh thủ và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ, kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở của cấp ủy cấp trên, nhất là Huyện uỷ Tân Hưng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cơ sở đảng không ngừng

vươn lên về mọi mặt đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, do đó chúng ta cần tiếp tục tập trung thực hiện những vấn đề sau:

Một là, Huyện ủy tiếp tục phân công, phân nhiệm cụ thể từng đồng chí

lãnh đạo bám sát cơ sở để nắm chắc tình hình thực tế từng địa bàn dân cư để phát huy những ưu điểm, mặt mạnh; đồng thời tìm kiếm những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân để kịp thời tháo gỡ và khắc phục. Huyện ủy cần bố trí những đồng chí có kinh nghiệm, đặc biệt là những cơ sở thực sự khó khăn. Các đồng chí lãnh đạo của Huyện ủy: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, các Huyện ủy viên... cần tăng cường công tác thực tế để nắm bắt thơng tin nhanh chóng và chính xác nhằm lãnh đạo và chỉ đạo sát hợp hơn.

Hai là, xây dựng chế độ giao ban giữa Ban Thường vụ Huyện ủy với cấp ủy

cơ sở trực thuộc Huyện ủy để kịp thời tiếp nhận thông tin, chỉ đạo từ cấp trên xuống nhanh chóng và ngược lại, cấp trên tiếp nhận những phản ánh, những khó khăn, vướng mắc của chi bộ, đảng bộ cần tháo gỡ để hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị.

Ba là, các tổ chức cơ sở đảng phải làm tốt công tác sơ kết, tổng kết họat

động của mình để kịp thời đánh giá, nhận xét và đưa ra những phương hướng, giải pháp thực hiện thích hợp; đồng thời khơng ngừng bổ sung, hồn thiện nhiệm vụ chính trị và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo. Bên cạnh đó, các tổ chức cơ sở đảng phải nhân rộng những tập thể, cá nhân tiên tiến và mơ hình để học tập kinh nghiệm.

Bốn là, các tổ chức cơ sở đảng cần tăng cường công tác kiểm tra để phát huy

những ưu điểm, những mặt mạnh, nhân tố tích cực; đồng thời kịp thời phát hiện, uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, tồn tại; xử lý nghiêm những sai phạm. Qua đó cơng tác kiểm tra cịn định hướng giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện ở các tổ chức cơ sở đảng, nhất là những vấn đề mới mà còn

vướng mắc. Đối với những vấn đề mà vượt quá thẩm quyền giải quyết thì các tổ chức cơ sở đảng phải kịp thời báo cáo, kiến nghị về cấp trên để giải quyết, tháo gỡ.

Năm là, Huyện ủy phải quan tâm đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ tích cực cho các

tổ chức cơ sở đảng về tinh thần, vật chất, kinh phí để đủ điều kiện hoạt động. Bên cạnh đó cịn phải quan tâm các chế độ, chính sách, phụ cấp đối với đảng viên hoạt động trong các tổ chức cơ sở đảng như: chế độ thông tin, nghỉ ngơi, chế độ học tập, chế độ phụ cấp...

Sáu là, Huyện ủy quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo; tiếp tục thực hiện công tác luân chuyển cán bộ trong quy hoạch về công tác tại cơ sở để học tập kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương cơ sở nhằm mục đích vận dụng lý luận vào thực tiễn.

Kết luận chương 3

Nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng là vấn đề lớn, khó khăn và phức tạp, địi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ và sự hỗ trợ của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội. Để các giải pháp nêu trên được thực hiện, phải có sự tác động và phối hợp giữa cấp ủy cấp trên với các tổ chức cơ sở đảng, với chính quyền và các đồn thể ở địa phương, đồng thời phát huy nhân tố tích cực, chủ động, tự phấn đấu rèn luyện vươn lên của mỗi đảng viên.

Tổ chức cơ sở đảng là cầu nối giữa tổ chức đảng với chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân, giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng lao động, có vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng, thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo chính trị tư tưởng. Đồng thời đề ra những giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.

Để thực hiện tốt các quan điểm chỉ đạo về nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, cần phải tiến hành triển khai đồng bộ các giải pháp. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nhưng muốn có sự lãnh đạo đúng đắn, phải có đường lối đúng và thường xuyên xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Đây chính là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng ta.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo của các tổ CHỨC cơ sở ĐẢNG ở HUYỆN tân HƯNG, TỈNH LONG AN (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w