Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức cơ sở

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo của các tổ CHỨC cơ sở ĐẢNG ở HUYỆN tân HƯNG, TỈNH LONG AN (Trang 96 - 99)

B. NỘI DUNG

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức cơ sở

cơ sở đảng, của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng

Công tác kiểm tra Đảng là một trong những nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng nói chung và của tổ chức cơ sở đảng nói riêng cũng thể hiện qua năng lực lãnh đạo công tác kiểm tra. Thông qua công tác kiểm tra, tổ chức cơ sở đảng kịp thời nhận xét đánh giá, chỉ ra những vấn đề cần rút kinh nghiệm, phát hiện những sai phạm để có hướng xử lý phù hợp. Để làm tốt cơng tác kiểm tra, các tổ chức cơ sở đảng huyện Tân Hưng cần quan tâm thực hiện các yêu cầu sau:

Một là, các chi bộ, đảng ủy phải nhận thức đúng và đầy đủ về vị trí, vai

kiểm tra là trách nhiệm trong họat động xây dựng Đảng. Do vậy, các đảng ủy, bí thư chi bộ, đảng bộ phải coi công tác kiểm tra là một trong những nội dung lãnh đạo của chi bộ, đảng ủy. Chi bộ, đảng ủy phải xây dựng phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, chương trình, kế hoạch cụ thể của công tác kiểm tra; đồng thời chi bộ, đảng ủy phải đi sâu, đi sát và định kỳ phải báo cáo kết quả thực hiện.

Hai là, phải lựa chọn, bố trí những đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt,

có năng lực và trình độ làm cơng tác kiểm tra để tham mưu cho chi bộ, đảng ủy đúng đắn. Đảng viên phụ trách công tác kiểm tra của chi bộ, đảng bộ phải là những đảng viên gương mẫu, chịu khó học tập, nghiên cứu để nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, đảng viên phụ trách cơng tác kiểm tra phải là người có lập trường quan điểm vững vàng không lùi bước trước những sức ép từ nhiều phía, nói cách khác là đảng viên có bản lĩnh chính trị và sức chiến đấu cao.

Ba là, cơng tác kiểm tra phải xác định đúng trọng tâm, trọng điểm về

phạm vi, đối tượng và nội dung cần được kiểm tra. Qua kiểm tra nhằm phát huy và nhân rộng những ưu điểm, thành tích, biểu dương, khen thưởng thỏa đáng, những cá nhân và tập thể; ngược lại, cũng nhằm phát hiện những yếu kém, khuyết điểm, sai phạm. Đối với những yếu kém, khuyết điểm phải kịp thời uốn nắn, sữa chữa; đối với những sai phạm trầm trọng, có tính hệ thống thì kiên quyết xử lý đến nơi đến chốn. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi bao che, nể nang, thiên vị... Nếu làm tốt công tác kiểm tra sẽ góp phần quan trọng vào cơng tác giáo dục, phịng ngừa, giữ nghiêm kỷ luật Đảng và cũng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Thực tế cho thấy, nhiều vụ việc vi phạm của đảng viên và tập thể đã được quần chúng nhân dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Cũng có một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng của đảng viên, song, các cơ quan chức năng xử lý được là nhờ quần chúng nhân dân phát hiện. Do vậy, để kết hợp tốt công tác kiểm tra,

giám sát của Đảng và phát huy tốt vai trò quần chúng nhân dân, chúng ta cần chú ý thực hiện các vấn đề sau:

Thứ nhất, các chi bộ, đảng ủy cần phải có trách nhiệm thơng tin kịp thời

và cơng khai để quần chúng nhân dân biết những việc: những quyết định liên quan trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư, quy chế làm việc của chi bộ, đảng ủy, quy định những điều đảng viên không được làm, quyền hạn và trách nhiệm của quần chúng nhân dân trong việc giám sát đảng viên...

Thứ hai, tùy theo đặc điểm của chi bộ, đảng bộ mà định kỳ theo quý, 6

tháng, một năm tổ chức cho quần chúng những buổi sinh hoạt để chi bộ, đảng ủy và đảng viên tự phê bình, tiếp thu những ý kiến đóng góp của quần chúng cho chi bộ, đảng ủy và cho đảng viên. Trong trường hợp khơng tổ chức được cuộc sinh hoạt thì có thể phát phiếu thăm dị đến từng hộ gia đình để thu thập ý kiến đóng góp của quần chúng. Sau khi thu thập đầy đủ các ý kiến chi bộ, đảng ủy phải tổng hợp, tổ chức thảo luận và tiếp thu nghiêm túc với tinh thần cầu thị. Các chi bộ, đảng ủy phải có bản báo cáo tiếp thu và cơng khai cho quần chúng nhân dân biết để tiếp tục giám sát.

Nâng cao nhận thức của cấp ủy và đảng viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nhằm kịp thời phát huy những mặt ưu điểm, tích cực và chủ động giáo dục ngăn ngừa những sai phạm của tổ chức đảng và đảng viên; phải thực sự xem kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, bộ phận quan trọng trong tồn bộ cơng tác xây dựng Đảng; phải nắm vững tư tưởng chỉ đạo, phương châm, phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát; phải thực hiện đồng bộ giữa giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề, giữa kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Nội dung kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng kiểm tra, giám sát việc thi hành Điều lệ Đảng, thực hiện nhiệm vụ của đảng viên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… Thực hiện quy trình kiểm tra, giám

sát và xử lý kỷ luật đúng quy định, khách quan, hiệu quả; kiện toàn ủy ban kiểm tra các cấp và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra ở cơ sở. Lãnh đạo triển khai thực hiện tốt cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí, kê khai, minh bạch tài sản theo quy định của Đảng, Nhà nước, xem đây là việc làm thường xuyên, một nội dung quan trọng trong sinh hoạt đảng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo của các tổ CHỨC cơ sở ĐẢNG ở HUYỆN tân HƯNG, TỈNH LONG AN (Trang 96 - 99)

w