B. NỘI DUNG
1.3. Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong xây dựng, chỉnh
1.3.3. Tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng
Nhằm đánh giá đúng năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, chúng ta phải căn cứ vào các nhiệm vụ của nó. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, mà chỉ vận dụng các quy định của tổ chức cơ sở Đảng để áp dụng cho việc đánh giá. Theo chúng tơi để xây dựng tiêu chí để đánh giá năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng cần căn cứ vào các quy định sau:
+ Điều 23, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
+ Yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII).
+ Đẩy mạnh xây dựng, kiện toàn và tăng sức chiến đấu cho tổ chức cơ sở đảng gắn với xây dựng chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cơ sở và phong trào cách mạng của quần chúng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX).
+ Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 25/9/2014 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên hàng năm.
+ Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
+ Quy định số 220-QĐ/TU ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy.
Do vậy, để đánh giá năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng hiện nay cần dựa trên những tiêu chí chủ yếu sau:
Thứ nhất: Về thực hiện nhiệm vụ chính trị
Việc triển khai, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và nhiệm vụ được cấp ủy cấp trên giao; kết quả thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Thứ hai: Về cơng tác chính trị tư tưởng
Tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đấu tranh với những biểu hiện, hành vi sai trái. Xây dựng và thực hiện các tiêu chí về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, định kỳ đánh giá kết quả và biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thứ ba: Về cơng tác tổ chức, cán bộ và xây dựng đảng bộ, chi bộ
Kết quả thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; quy chế làm việc của cấp ủy; đổi mới phương thức lãnh đạo; nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức đảng; xây dựng đội ngũ cấp
ủy viên và bí thư chi bộ; quản lý, phân cơng nhiệm vụ cho đảng viên và kết nạp đảng viên mới; giới thiệu đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú; thực hiện cải cách hành chính và cơng tác thi đua, khen thưởng.
Thứ tư: Về lãnh đạo xây dựng chính quyền (cơ quan, đơn vị)
Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội: Xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cùng cấp, xem xét, giải quyết những vấn đề nẩy sinh ở cơ sở; củng cố mối quan hệ giữa các tổ chức và khối đại đoàn kết toàn dân; kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chính quyền, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Thứ năm: Về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng
Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra và công tác tự kiểm tra, giám sát của đảng bộ, chi bộ. Cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phát hiện, xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.
Trong đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng, cần lưu ý một số điểm như: Căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ, tổng số điểm tự chấm, ban thường vụ đảng ủy (bí thư, phó bí thư nơi khơng lập ban thường vụ), chi ủy dự kiến mức phân loại; hội nghị đảng ủy, đảng viên (đối với chi bộ) thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín và báo cáo cấp ủy cấp trên. Ban Tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp tổng hợp kết quả phân loại của tổ chức đảng cấp dưới; lấy ý kiến các ban, ngành, chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội cùng cấp có liên quan; thẩm định, tham mưu, trình ban thường vụ xem xét, quyết định.
Kết luận chương 1
Tổ chức cơ sở Đảng là nhân tố trong chỉnh thể toàn vẹn của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở, nhưng cấp cơ sở không phải là là cấp hoạch định đường lối, chính sách mà là cấp tổ chức thực hiện đường lối chính sách, đồng thời góp phần hồn thiện đường lối, chính sách. Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trị lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó liên hệ mật thiết giữa tổ chức đảng với các tổ chức đồn thể chính trị xã hội, giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng lao động.
Tổ chức cơ sở Đảng là nơi giáo dục lý tưởng cách mạng, rèn luyện ý chí, trao dồi quan điểm, lập trường cách mạng cho đảng viên; là nơi vận động, bồi dưỡng những người ưu tú, xuất sắc trong phong trào quần chúng, kết nạp họ vào Đảng nhằm xây dựng, phát triển tăng cường số lượng và sức chiến đấu của Đảng. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế thì tổ chức cơ sở đảng cần phải làm tốt vai trị hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, lãnh đạo nhân dân thi đua yêu nước, xây dựng và phát triển đất nước.
Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An