Yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo của các tổ CHỨC cơ sở ĐẢNG ở HUYỆN tân HƯNG, TỈNH LONG AN (Trang 37 - 40)

B. NỘI DUNG

2.1.2. Yếu tố kinh tế xã hội

Kinh tế huyện Tân Hưng phát triển với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 6 năm (2011 - 2016) đạt 11%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng khu vực I (nông - lâm - thủy sản) chiếm 59,4% (giảm từ 10%); khu vực II (công nghiệp - xây dựng) chiếm 21% (tăng 8,5%); khu vực III (thương mại - dịch vụ) chiếm 19,6% (tăng 1,5%). GDP bình quân đầu người hàng năm đều tăng, đến nay đạt 40 triệu đồng/người/năm, tăng 8 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 4.771 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010). Trên địa bàn huyện hiện có 121 doanh nghiệp hoạt động, sản xuất tập trung vào một số lĩnh vực thế mạnh như: Sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị, chế biến gỗ.

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh theo hướng đa dạng hóa loại hình hoạt động kinh doanh. Kết cấu hạ tầng thương mại được đầu tư xây dựng, sắp xếp như: chỉnh trang, nâng cấp chợ rau quả, chợ thực phẩm, xây dựng mới hệ thống chợ ở các xã giải quyết nhu cầu mua sắm của nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 500 cơ sở thương mại, dịch vụ, với tổng số 4.500 lao động. Hệ thống các tổ chức tín dụng được củng cố và mở mới trên địa bàn đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng những dịch vụ tài chính tốt nhất để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Về kinh tế hợp tác: tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nơng sản, tính đến nay tồn huyện có 5 hợp tác xã, trong đó có 4 hợp tác xã nơng nghiệp, 01 hợp tác xã vận tải thủy bộ và 19 tổ hợp tác.

Hoạt động du lịch tuy còn khiêm tốn, nhưng với lợi thế có đường biên giới và cửa khẩu phụ nên có nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu và trao đổi mua bán hàng hóa với nhân dân nước bạn. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen của huyện được công nhận là khu Ramsar thứ 2.227 của thế giới và là thứ 7 của cả nước vào năm 2016, nên đã thu hút khách đến du lịch, tham quan. Từ đó đã quảng bá hình ảnh của huyện Tân Hưng đến khắp nơi trên cả nước. Hiện nay huyện đã chấp nhận đầu tư của Doanh nghiệp Trần Thái đầu tư khai thác du lịch sinh thái tại khu vực Lâm Ngư Trường Vĩnh Lợi. Doanh nghiệp đang phối hợp các cơ quan chức năng của huyện xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đầu tư xây dựng các cơng trình, các khu vui chơi giải trí du lịch gắn với văn hóa, thể thao, trùng tu các di tích lịch sử văn hố như: bia tưởng niệm trận đánh Gò Gòn, trận đánh Nguyễn Văn Trổi để hướng đến hoàn thành hệ thống hạ tầng dịch vụ du lịch của huyện.

Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng. Huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở tiến tới phổ cập trung học phổ thơng; có 18/36 trường được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia. Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa 23 điểm trường, với tổng kinh phí 91,1 tỷ đồng; bên cạnh đó đã thực hiện vận động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, các doanh nghiệp đã ủng hộ kinh phí xây dựng 05 trường cơng lập và 01 trường tư thục.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, đã góp phần nâng cao giá trị mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân

cư”, xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng thị trấn trấn Tân Hưng đạt chuẩn văn minh đô thị được triển khai sâu, rộng, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đến nay có 05 xã được cơng nhận đạt chuẩn xã, thị trấn văn hóa; có 02 xã được cơng nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 57 khu dân cư giữ vững danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”, 10.224 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 98%/ tổng số hộ.

Trong giai đoạn 2011 - 2016, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Hưng đã vượt qua khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, kết quả đạt được khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế trên địa bàn duy trì ở mức tăng trưởng khá cao, bình quân tăng 2,2%/năm; GDP bình quân đầu người hàng năm đều tăng, đến nay đạt 40 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng khu vực I (nông nghiệp - thủy sản) chiếm 59,4%; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) chiếm 21% và khu vực III (thương mại, dịch vụ) chiếm 19,6%, chất lượng hoạt động các ngành, các lĩnh vực được nâng cao phục vụ tích cực cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều dự án quốc phịng - an ninh, cơng trình cơng cộng, khu dân cư đã được thực hiện. Các doanh nghiệp đầu tư vào các khu cơng nghiệp, khu kinh doanh có điều kiện thị trấn Tân Hưng đã tạo thế mạnh cho huyện phát triển. Diện mạo đô thị thay đổi rõ nét, đường phố sáng - xanh - sạch - đẹp, kiến trúc đô thị khang trang hơn, nhiều cơng trình lớn, cao tầng được hình thành, có phạm vi tác dụng trên nhiều địa phương và có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Hưng.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ tiếp tục phát triển với chất lượng ngày càng cao; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Công tác giáo dục - đào tạo được củng cố và nâng lên về nội dung, phương pháp và chất lượng, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, được đầu tư ngày càng nhiều hơn. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, các chương trình y tế quốc

gia nhất là cơng tác tiêm chủng mở rộng, bảo vệ và chăm sóc bà mẹ trẻ em được triển khai thực hiện đạt kết quả cao, đến nay có 9/12 xã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Thực hiện công tác an sinh xã hội, chăm lo đối tượng diện chính sách đối với người có cơng với nước được thực hiện tốt, đã xây dựng mới và sửa chữa 41 căn nhà tình nghĩa, 28 căn nhà đại đồn kết, 15 căn nhà tình thương, 7 căn nhà mái ấm cơng đồn… cơ bản đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho gia đình chính sách, gia đình có cơng với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo của các tổ CHỨC cơ sở ĐẢNG ở HUYỆN tân HƯNG, TỈNH LONG AN (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w