Nhà nước cần quy định và phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế ở việt nam hiện nay thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 55 - 56)

Chương II I:

3.2.2. Nhà nước cần quy định và phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngân hàng

ngân hàng

Hiện nay, việc thanh toán bằng tiền mặt được người dân sử dụng rất phổ biến. Thậm chí ngay cả các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán với nhau họ cũng sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Thãi quen này đã dẫn đến hoạt động quản lý nhà nước về tiền tệ rất khó khăn. Ngân hàng nhà nước khó kiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông, vì vậy việc đề ra các giải pháp để ổn định giá trị đồng tiền chưa được kịp thời. Hơn nữa,khi nền kinh tế sử dụng chủ yếu là tiền mặt sẽ dẫn đến chi phí in tiền cao, đồng thời nhà nước khó kiểm soát được các giao dịch, quan hệ mua bán hàng hoá diễn ra trên thị trường. Chính sự bất cập này đã dẫn đến các đối tượng nép thuế có điều kiện để trèn thuế, nhất là hoạt động bán hàng hoá cho người tiêu dùng, vì đây là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi các quan hệ mua bán hàng hoá buộc phải thanh toán qua ngân hàng, nhà nước sẽ dễ kiểm soát được thu nhập của các tổ chức, cá nhân cũng như tạo điều kiện cho cơ quan thuế quản lý tốt đối tượng nép thuế. Từ những lý do trên, pháp luật nên quy định thống nhất các quan hệ mua bán hàng hoá phải thanh toán thông qua ngân hàng.

Tuy nhiên do đặc thù 70% dân số nước ta là ở nông thôn, nên trước mắt chúng ta chỉ nên quy định bắt buộc đối với những đối tượng cư trú ở thành thị mà thôi. Để thực hiện được điều này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan như ngân hàng nhà nước Việt Nam, kho bạc nhà nước, cơ quan thuế. Cô thể như sau: Ngân hàng nhà nước phải quy định rõ những loại quan hệ mua bán nào buộc phải thanh toán thông qua ngân hàng. Kho bạc nhà nước cần tiến hành chi trả tiền lương vào tài khoản của các cá nhân nhận lương từ ngân sách nhà nước tại ngân hàng. Cơ quan thuế thì phải quản lý mã số thuế của đối tượng nép thuế tương ứng với số tài khoản của cá nhân và tổ chức tại ngân hàng.

Giải pháp này ở nước ta hiện nay rất khó thực hiện. Tuy nhiên đây là việc cần thiết, trước sau gì chúng ta vẫn phải làm. Bởi thực hiện được điều này, chóng ta mới có sự thay đổi căn bản phong cách làm việc của hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam, để có thể sánh với hệ thống ngân hàng của các nước phát triển. Trên thực tế, hoạt động thanh toán qua ngân hàng đã được các nước phát triển áp dụng từ lâu. Cách thức quản lý này đã đem lại nhiều hiệu quả đáng kể. Cụ thể: Cơ quan thuế dễ dàng trong việc thực hiện quản lý thu nhập và chi tiêu của các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng có điều kiện nắm giữ tiền nhàn rỗi trong công chúng để tiến hành cho vay lại đối với nền kinh tế, ngân hàng nhà nước sẽ giảm bớt được chi phí in tiền và thuận tiện trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ.

Vì những lý do trên, ngân hàng nhà nước Việt Nam nên sớm ban hành văn bản buộc các tổ chức phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vô.

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế ở việt nam hiện nay thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w