Chương II I:
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ CỦA VIỆT NAM 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật QLT
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật QLT
Để phát huy vai trò của pháp luật QLT và hạn chế mặt tiêu cực của nó,vì vậy việc hoàn thiện pháp luật QLT ở nước ta trong thời gian tới là vô cùng cần thiết và cấp bách. Điều này xuất phát từ những lý do sau :
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật QLT trước hết nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại của pháp luật QLT hiện nay.
Như đã phân tích ở chương II, pháp luật QLT dù đã có nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại nhiều khiếm khuyết đòi hỏi chúng ta phaỉ tiếp tục nghiên cứu,hoàn thiện cho phù hợp với thực tế thi hành đồng thời phát huy tối đa tác dụng tích cực của nó.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật QLT còn nhằm thực hiện thắng lợi các
mục tiêu kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2010 trình Chính phủ phê duyệt trong đó nêu rõ : Mục tiêu tổng quát trong chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý đi đôi với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm bảo đảm chính sách động viên thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần bảo đảm bình đẳng, công bằng xã hội,phù hợp với nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế". Nội dung, lộ trình cải cách quản lý thuế: đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, nâng cao trình độ quản lý thuế của Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực theo hướng:
Một là: Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng
rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát cho được tất cả các đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước.
Hai là: Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý thu thuế nhằm nâng cao quyền hạn, trách nhiệm và hiệu lực của bộ máy quản lý thuế
Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn thi hành pháp luật QLT ở nước ta đã nảy
sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải thay thế, sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới để nâng cao hiệu quả của công tác QLT, đồng thời ngăn ngõa các hiện tượng tiêu cực…
Thứ tư, trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, sự hoàn thiện
chính sách, chế độ thuế, đặc biệt là pháp luật QLT là cần thiết làm cho chính sách thuế phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, góp phần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn tới, yêu cầu hội nhập ngày càng cao, đòi hỏi chính sách thuế phải tương đồng với quốc tế, cách thức quản lý phải phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước ra nước ngoài.
Thực trạng quản lý thuế ở nước ta hiện nay cũn cú khoảng cách xa so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Chính sách thuế chưa đồng bộ, chưa khoa học, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, phương pháp quản lý thuế chủ yếu còn thủ công, thủ tục quản lý còn rườm rà, phức tạp, chưa minh bạch... Vì vậy, đòi hỏi ngành Thuế phải cải cách một cách toàn diện, sâu sắc, triệt để về cơ chế và công nghệ quản lý theo hướng tiên tiến, hiện đại. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ thuế phải được đào tạo, rèn luyện để có tư cách đạo đức tốt, có tư duy mới, phong cách làm việc khoa học, hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ và thành thạo kỹ năng quản lý thuế, giỏi về tuyên truyền và hỗ trợ cho người nộp thuế, sử dụng thành thạo máy tính, thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết về chính sách và quản lý thuế trên thế giới để vận dụng
sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam, vừa kế thừa được tinh hoa của dân tộc, vừa xây dựng được chính sách thuế Việt Nam hiện đại, khoa học, tiên tiến.