Chương II I:
3.2.3. Nhà nước cần có biện pháp quản lý hoá đơn chứng từ hiệu quả
Hiện nay, chính phủ đã ban hành nghị định 89/2000/NĐ-CP quyết định về việc in, phát hành, sử dụng quản lý hoá đơn chứng từ và Bộ tài chính cũng đã ban hành thông tư số 120/2000/TT- BTC hướng dẫn nghị định 89/CP đã quy định rõ những hành vi vi phạm chế độ hoá đơn chứng từ và mức xử phạt cụ thể cho từng hành vi, tuy nhiên mức phạt cao nhÊt được quy định là 50 triệu VND, vẫn chưa đủ mạnh để răn đe những hành vi vi phạm về hoá đơn chứng từ.
Bộ tài chính cần có cơ chế quản lý hoá đơn thích hợp, nên hạn chế tối đa việc bán hoá đơn cho các doanh nghiệp mà dần tiến tới để các doanh nghiệp tự in hoá đơn sau khi đã đăng ký với cơ quan thuế. Khi các doanh nghiệp tự in hoá đơn thì phải có trách nhiệm với số lượng hoá đơn do mình phát hành nếu để thất thoát thì các doanh nghiệp đó phải có trách nhiệm bồi thường cho nhà nước. Đồng thời Bộ tài chính phải xây dựng định chế quản lý hoá đơn rõ ràng. Các doanh nghiệp phát hành hoá đơn phải chịu trách nhiệm
với hoá đơn khi mình đã phát hành. Người thụ hưởng hoá đơn có quyền kiểm soát hoá đơn vì đã uỷ quyền cho bên bán hàng nép thuế thay mình.
Để thực hiện tốt những đề xuất trên, nhà nước nên có văn bản quy định bảo vệ quyền sở hữu của người mua hàng có hoá đơn hợp pháp, bằng cách công nhận quyền sở hữu hàng hoá, dịch vụ của người mua hàng nếu có tranh chấp dân sự xảy ra để tạo ý thức tự kiểm tra, kiểm soát đối với chứng từ, hoá đơn của doanh nghiệp đã phát hành.