Nâng cao sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nép thuế

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế ở việt nam hiện nay thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 59 - 60)

Chương II I:

3.3.2. Nâng cao sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nép thuế

Làm tăng sự tuân thủ tự nguyện của người nép thuế thông qua các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nép thuế là một trong những chiến lược lâu dài và hiệu quả nhất của QLT. Hình thức thực hiện các dịch vụ hỗ trợ này thể hiện ở các mặt:

Thứ nhất: Các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nép thuế được cung cấp nhanh

chóng, kịp thời, thuận tiện nhất cho người nép thuế, đối tượng nép thuế giao tiếp với cơ quan thuế qua 1cửa, tiếp xúc dễ dàng... tiết kiệm chi phí, thời gian cho người nép thuế.

Thứ hai: Tiến hành cung cấp các hình thức dịch vụ phong phú đa dạng

cho đối tượng nép thuế như xây dựng các trung tâm tư vấn thuế, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua mạng gồm: đăng ký, kê khai thuế, nhận thông báo thuế bằng mail hoặc mạng điện thoại, nép thuế điện tử, cung các thông tin về chính sách, thủ tục thuế, cung cấp các Ên phẩm, tài liệu hướng dẫn chuyên sâu về pháp luật thuế.

Thứ ba: Tạo nhiều kênh liên lạc với người nép thuế, với các đại lý thuế

để lắng nghe ý kiến phản hồi về sản phẩm dịch vụ của cơ quan thuế. Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của đối tượng nép thuế, đánh giá độ tin cậy của đối tượng nép thuế và xã hội thông qua các cuộc điều tra, khảo sát hàng năm.

Thứ tư: Các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục quốc gia có

trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật

thuế. Biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời phê phán mạnh mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế.

Thứ năm: Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc

phối hợp với cơ quan thuế như: cung cấp thông tin, điều tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các biện pháp hành chính khác để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật thuế.

Những hoạt động này giúp người dân hiểu rằng thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước là hành động yêu nước, từ đó nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật thuế. Để thực hiện tốt điều này, nhà nước phải xây dựng được hệ thống pháp luật thuế hoàn thiện,những quy định về quản lý thuế phải hiệu quả, đảm bảo thuế vừa là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, vừa là công cụ kích thích nền kinh tế phát triển, lại là công cụ điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế ở việt nam hiện nay thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w